Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thiếu hụt lao động ở nhiều cấp độ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng là ngành điện - điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh (chiếm 21,42%); tiếp theo là các ngành dịch vụ - phục vụ, cơ khí, dệt may – da giày, quản lý nhân sự..

KTĐT - Chỉ số cầu nhân lực tháng 11 tăng 14,57% so với tháng trước. Dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng là ngành điện - điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh (chiếm 21,42%); tiếp theo là các ngành dịch vụ - phục vụ, cơ khí, dệt may – da giày, quản lý nhân sự..

Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM vừa đưa ra kết quả phân tích thị trường lao động tháng 11 và dự báo thị trường lao động cuối năm.

Theo đó, chỉ số cầu nhân lực tháng 11 tăng 14,57% so với tháng trước. Dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng là ngành điện - điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh (chiếm 21,42%); tiếp theo là các ngành dịch vụ - phục vụ, cơ khí, dệt may – da giày, quản lý nhân sự...Trong khi đó, chỉ số cung nhân lực tăng 172,69% so với tháng trước. Chỉ số cung cao nhất là nhóm ngành nghề tài chính - ngân hàng - kế toán - kiểm toán (48,26%) so với tất cả các nhóm ngành nghề. Do nhu cầu lập báo cáo tài chính, thanh quyết toán cuối năm của các đơn vị tăng cao nên các ứng viên trong ngành này đứng ra ứng tuyển làm thêm giờ hoặc tìm việc bán thời gian rất lớn. Ngoài ra, nghề thư ký - hành chính văn phòng cũng có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm.

Đặc biệt, thời gian qua, tuyển dụng nhân sự cao cấp cho các vị trí quản lý cũng tăng. Cụ thể: Trình độ lao động trên đại học tăng 8 lần; đại học tăng 10%. Xu hướng người nước ngoài, kể cả Việt kiều về VN để tìm việc tăng, nên đây là một thời điểm tốt cho các doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động cao cấp nước ngoài mà không tốn chi phí.

Dự kiến, trong tháng tới, cùng với nhu cầu nhân sự cao cấp, sẽ tăng mạnh nhu cầu lao động phổ thông, nghề sơ cấp cho nhu cầu việc làm ổn định và thời vụ tập trung các ngành nghề bán hàng, dịch vụ, phục vụ ăn uống, bán sản phẩm hàng hóa và các ngành gia công sản xuất hàng dân dụng, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất, sửa chữa xây dựng nhỏ... Tuy nhiên, nguồn cung chỉ đáp ứng được khoảng 50% đối với ngành nghề có chuyên môn cao và từ 60% đến 65% đối với các ngành nghề có chuyên môn trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông.