Thổ Nhĩ Kỳ bắt 73 học giả tình nghi liên quan đến đảo chính

Hà Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 73 học giả vì tình nghi liên quan đến giáo sĩ Gulen - người được cho là đứng đằng sau vụ đảo chính hồi tháng 7.

Lực lượng cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ đối tượng tình nghi liên quan đến đảo chính hồi tháng 7.

Giới truyền thông địa phương cho biết, theo ước tính đến này đã có 110.000 cán bộ trong ngành dân sự, quân đội, tư pháp bị sa thải hoặc đình chỉ công tác và 36.000 người bị bắt giam, chờ xét xử vì tình nghi liên quan đến cuộc đảo chính bất thành tại Ankara hồi tháng 7 vừa qua, khiến 240 người thiệt mạng.

Trước đó, chính quyền Ankara đã ban hành lệnh tạm giam đối với 103 cán bộ đang giảng dạy tại đại học kỹ thuật Yildiz vì cáo cuộc là “thành viên của nhóm khủng bố vũ trang”. Trong diễn biến liên quan, mới đây Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ độc lập của Mỹ có trụ sở tại TP New York, bang New York, Mỹ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia có số nhà báo bị bắt giam nhiều nhất thế giới.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những cơ quan báo chí bị ảnh hưởng nặng nề nhất là tờ Cumhuriyet với ít nhất 11 nhà báo và các nhân viên khác bị bắt giam. Đây là tờ báo đối lập và cũng là một trong số ít những cơ quan báo chí độc lập còn lại ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Giám đốc điều hành của báo Cumhuriyet, ông Akın Atalay, bị cáo buộc là thành viên của hai tổ chức khủng bố: PKK và Phong trào Movement hay còn gọi là Phong trào Gülen của những người ủng hộ ông Fetullah Gülen, một giáo sĩ ôn hòa theo dòng Hồi giáo Sunni.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc giáo sĩ Gulen là người đứng sau cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7 năm nay. Trên thực tế, giáo sĩ này trong quá khứ từng là một đồng minh thân thiết của ông Erdogan. Theo báo New York Times, việc bắt giam các nhà báo là ví dụ hiển nhiên nhất cho thấy tình trạng không chỉ ngăn cản tự do báo chí mà cả tự do ngôn luận đáng lo ngại tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần