Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thỏa thuận khí hậu COP21 “trong tầm với”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP21 đã tiến rất gần tới một thỏa thuận có thể chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế than đá của thế giới.

Sau 4 năm đàm phán nhằm cân bằng lợi ích và mong muốn của các quốc gia phát triển và đang phát triển, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 12/12 cho biết, dự thảo thỏa thuận khí hậu cuối cùng đã được nhất trí.
Thỏa thuận khí hậu COP21 “trong tầm với” - Ảnh 1
Giới chức 195 quốc gia đã thỏa thuận xuyên đêm suốt 16 tiếng để giải quyết được những điểm mấu chốt như mục tiêu cắt giảm khí CO2 cho đến cuối thế kỷ 21, cũng như số lượng và hình thức hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Vấn đề minh bạch cũng thuộc những bất đồng chính trong quá trình đàm phán.

Các quốc gia đang phát triển mong muốn có một hệ thống đánh giá, báo cáo và phân loại các cam kết khí hậu chung cho các quốc gia thảo lượng. Đại diện Washington cũng đề xuất Bắc Kinh áp dụng cơ chế rà soát tương tự như Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc tỏ ra không mấy hứng khởi.

Một điểm tích cực mới là tuyên bố của Brazil nhằm gia nhập “Liên minh tham vọng cao” – bao gồm gần 100 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và 79 nước khác. Liên minh này sẽ thúc thẩy một thỏa thuận pháp lý và tham vọng với hệ thống đánh giá cam kết mạnh mẽ.

Hai đầu tàu kinh tế thế giới cũng bày tỏ quyết tâm tiến tới thỏa thuận khí hậu cuối. Theo đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/12 đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và cả hai đều cam kết hướng tới một thỏa thuận “tham vọng”.