Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thời hạn và thẩm quyền giải quyết tố cáo

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tôi muốn hỏi thời hạn thuộc thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền được giải quyết thế nào? Trường hợp nào, người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo? Nguyễn Việt HưngHuyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Trường hợp bạn hỏi, theo quy định: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp, người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến trình báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp: Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm, cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó tới cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật…