Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tục dự thi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo quy định, kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính là thẻ dự thi. Tuy nhiên, thẻ dự thi lại bị các trường giữ lại cho đến ngày thí sinh đi thi, trước đó gửi phiếu báo dự thi, thí sinh mang phiếu báo dự thi tới trường nộp lệ phí để nhận thẻ dự thi.

Về thành phần và số lượng hồ sơ  

Pháp lý hoá và mẫu hoá hồ sơ đăng ký dự thi đối với các trường đại học, cao đẳng trong phạm vi toàn quốc theo một biểu mẫu thống nhất, đảm bảo được tính ổn định và tiện lợi cho việc sử dụng đối với học sinh.

Quy định số lượng hồ sơ phải nộp: 01 bộ

Lý do:  

Quy định hiện hành chưa mẫu hóa hồ sơ đăng ký dự thi và số bộ hồ sơ phải nộp nên các thí sinh đăng ký dự thi luôn bị động, lúng túng trong việc chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh. Trên thực tế, trong mùa tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành mẫu hồ sơ, tuy nhiên mẫu này chưa được pháp lý hóa, việc phổ biến và áp dụng tại các địa phương không giống nhau, giá cả hồ sơ cũng không được thống nhất nên dẫn đến tình trạng lộn xộn và thiếu nghiêm túc trong thực hiện, ảnh hưởng tới uy tín của ngành giáo dục.

 Về kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Gộp Phiếu báo dự thi và Thẻ dự thi vào thành Phiếu báo dự thi kiêm thẻ dự thi.

Lý do:

Theo quy định, kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính là thẻ dự thi. Tuy nhiên, thẻ dự thi lại bị các trường giữ lại cho đến ngày thí sinh đi thi, trước đó gửi phiếu báo dự thi, thí sinh mang phiếu báo dự thi tới trường nộp lệ phí để nhận thẻ dự thi. Những nội dung cơ bản của 2 loại thẻ và phiếu là giống nhau: tên, số báo danh, chứng minh nhân dân... Quy định này làm phát sinh thủ tục, mất thời gian, công sức cho cả thí sinh và nhà trường. Để đơn giản, tiện lợi song vẫn đạt được mục tiêu quản lý, cần gộp 2 loại giấy này làm 1 “Giấy báo thi kiêm thẻ dự thi”.

Sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.