Thực hư tính chính xác của số liệu Covid-19 Trung Quốc đưa ra

Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cách thống kê số ca nhiễm và tử vong do virus viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Trung Quốc vẫn bị nghi ngờ, theo Tạp chí TIME.

 “Cuộc chiến chống lại virus corona của Trung Quốc chưa thể nói là chiến thắng”, tờ TIME nhận định. Nhưng tuyên bố đó lại được Trung Quốc đưa ra dưới một số dữ liệu chưa chính xác, với số ca nhiễm và thậm chí tử vong chưa được ghi nhận đúng, tạp chí Mỹ nhận định.

8 lần điều chỉnh cách thống kê

Sau nhiều ngày ghi nhận chỉ rất ít ca nhiễm Covid-19 mới, vào ngày 31/3, Trung Quốc phải thay đổi cách thống kê ca nhiễm mới, bao gồm cả những trường hợp nhiễm không có triệu chứng sau khi vấp phải chỉ trích từ các chuyên gia y tế Mỹ và thế giới.  Đây là lần thứ 8 Trung Quốc phải điều chỉnh định nghĩa và cách thống kê số liệu ca nhiễm Covid-19 kể từ khi bệnh dịch này bùng phát vào cuối tháng 12/2020.

 Tình nguyện viên khử trùng một khu mua sắm ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 31/3. Ảnh: Reuters.

Phát biểu sau Hội nghị trực tuyến của G7 ngày 25/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phản đối “chiến dịch làm nhiễu thông tin của Trung Quốc” liên quan đến Covid-19.

Tờ South China Morning Post ngày 22/3 dẫn tài liệu mật cho thấy có tổng cộng 42.000 trường hợp không có triệu chứng vào cuối tháng 2 đã được loại trừ khỏi các con số thống kê chính thức. Nếu tính cả những trường hợp đó có nghĩa là Trung Quốc có số ca mắc mới còn cao hơn Italia và Tây Ban Nha trở lại vị trí thứ ha, mặc dù vẫn đứng sau Mỹ - nơi ghi nhận khoảng 190.000 trường hợp tính đến ngày 1/4.

Ben Cowling, giáo sư dịch tễ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong nói với TIME rằng định nghĩa số ca nhiễm bệnh được sử dụng ở Trung Quốc ban đầu rất hạn chế, chỉ bao gồm các bệnh nhân bị nặng và dần được mở rộng để cho phép ghi nhận các trường hợp nhẹ hơn, ông nói.

Điều này không đúng mức sẽ cản trở quốc tế hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vụ dịch ở Vũ Hán.

“Ở Vũ Hán, ban đầu, việc xét nghiệm chỉ được dùng cho người đang ở giai đoạn nặng”, Cowling nói.

TIME đã trò chuyện với nhiều cư dân Vũ Hán và người thân của người nhiễm Covid-19, những người chưa từng được tính vào số liệu thống kê ở thời điểm đỉnh dịch.  Ngoài ra còn có vô số báo cáo về những ca tử vong trên đường phố và các thi thể đặt bên ngoài các tòa nhà chung cư. Nhưng chỉ những người tử vong sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19 mới được đưa vào thống kê chính thức.

Một người dân Vũ Hán yêu cầu giấu tên nói với TIME rằng người mẹ cô nhiễm bệnh nhưng bị bệnh viện từ chối xét nghiệm trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 1 và chỉ được kê đơn thuốc, sau đó chuyển về nhà.

“Tôi đã rất tức giận và sợ hãi vào lúc đó”, cô nói. “Tôi đã nghe nhiều báo cáo về những người không được xét nghiệm tại bệnh viện và chết tại nhà; thậm chí có một ca trong khu phố của tôi. Nhưng báo cáo chính thức cho biết chỉ có vài trăm ca tử vong trong thời gian đó. Tôi không tin, tôi nghĩ số lượng tử vong nhiều gấp 10 lần so với con số chính thức”, người này nói.

Ông Adam Kamradt-Scott, PGS về an ninh y tế toàn cầu tại Đại học Sydney cho biết, vẫn tồn tại nghi ngờ về mức độ minh bạch của dữ liệu mà Trung Quốc đưa ra.

Lo ngại về "ngoại giao khẩu trang"

Thực tế, việc thống kê chính xác gây khó cho cả các quốc gia vốn nổi tiếng là minh bạch thông tin. Nhiều quốc gia không đủ cơ sở vật chất để xét nghiệm, dẫn đến con số thống kê người nhiễm sai lệch.  Ví dụ, tỷ lệ tử vong ở Tây Ban Nha và Italia cao hơn nhiều so với mức trung bình ở 9% và 12%, so với mức dưới 2% ở Hàn Quốc. Một phần do các trường hợp nhẹ ở hai quốc gia châu Âu không được xét nghiệm đầy đủ như ở Hàn Quốc, theo Mario Esteban, một nhà phân tích cao cấp chuyên về quan hệ EU-Đông Á tại Viện Hoàng gia Elcano ở Madrid.

 Người dân Vũ Hán vẫn đeo khẩu trang kháng khuẩn và trang phục bảo hộ dù lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, đáng lo là vẫn có nghi ngại đối với số liệu của Trung Quốc với vai trò là nguồn gốc của đại dịch, ngay cả khi nước này nỗ lực đẩy mạnh “ngoại giao khẩu trang” khi cố gắng trở thành nguồn cung ứng hỗ trợ vật tư y tế cho các nước đang chịu dịch khác, theo ông Esteban.

Ngày 31/3, bác sĩ nổi tiếng Gong Xiaoming ở Bắc Kinh chỉ trích những tuyên bố thiếu thuyết phục của Đại sứ Trung Quốc tại Pháp rằng số liệu chính thức là chính xác. Gong viết trên Weibo: "Nhiều người chết do không được nhập viện kịp thời và không được tính vào số liệu chung. Bạn cần trung thực để giành được sự tin tưởng".

Tình báo Mỹ trong một báo cáo gửi Nhà Trắng nói Trung Quốc che giấu dịch bệnh, trưng số liệu Covid-19 giả. Theo đó, ba quan chức Mỹ giấu tên nói với Bloomberg ngày 1/4 rằng Nhà Trắng tuần trước nhận được báo cáo, trong đó trình bày Trung Quốc đã cố tình không công bố đầy đủ số ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19. Hai trong ba quan chức cho biết báo cáo kết luận số liệu thống kê của Trung Quốc là giả.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần