KTĐT - Thụy Sĩ là một trong những đầu mối vận chuyển hàng hóa chính của châu Âu. Dự án đường hầm là một phần của kế hoạch chuyển số hàng này từ đường bộ xuống hệ thống tàu điện ngầm.
Các kỹ sư vừa khoan thông tảng đá cuối cùng để hoàn thành phần thô của đường hầm dài nhất thế giới đi dưới dãy núi Alps của Thụy Sĩ.
BBC cho hay sự kiện xảy ra vào khoảng 12h15 (GMT) hôm qua và được truyền hình trực tiếp trên truyền hình Thụy Sĩ.
Đường hầm Gotthard dài 57 km được xây dựng trong 14 năm qua và dự kiến sẽ đi vào hoạt động sau năm 2016. Dự án này tiêu tốn đến 10,3 tỷ USD.
Việc hoàn thành đường hầm được kỳ vọng sẽ làm một cuộc cách mạng trong giao thông xuyên châu Âu với những con tàu siêu tốc đạt tốc độ lên đến 250km/h. Như vậy, thời gian đi từ Zurich, Thụy Sĩ, đến Milan, Italiy, sẽ chỉ mất khoảng 1,5 giờ. Đường ngầm có khả năng chuyển khoảng 300 con tàu mỗi ngày đi dưới dãy núi Alps.
Đường hầm Gotthard là dài nhất thế giới, dài hơn đường hầm Seikan 53,8 km nối đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản và đường hầm Manche dài 50 km nối Anh và Pháp.
Khoảng 2.500 công nhân đang làm việc ở đường hầm và 8 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng.
Thụy Sĩ là một trong những đầu mối vận chuyển hàng hóa chính của châu Âu. Dự án đường hầm là một phần của kế hoạch chuyển số hàng này từ đường bộ xuống hệ thống tàu điện ngầm.