Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tìm cách bảo toàn lợi ích

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Nga Vladmir Putin tại Thủ đô Mosow ngày 6/7. Ảnh: AFP

Sau chuyến thăm Kazakhstan 2 ngày, Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 6/12 đã bất ngờ thực hiện chuyến thăm chớp nhoáng đến Nga nhằm xoa dịu bất đồng với lãnh đạo nước này liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

 
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Nga Vladmir Putin tại Thủ đô Mosow ngày 6/7. Ảnh: AFP
Kinhtedothi - Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Nga Vladmir Putin tại Thủ đô Mosow ngày 6/7. Ảnh: AFP
Là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên thăm Nga kể từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Hollande đã phần nào cho Moscow thấy được thiện chí “hâm nóng” lại mối quan hệ bị sứt mẻ đáng kể giữa hai bên do những lùm xùm của thương vụ tàu chiến Mistral. Trong cuộc gặp ngắn với Tổng thống chủ nhà Vladmir Putin, thông điệp này một lần nữa được ông Hollande đề cập một cách trực diện với mong muốn cùng nhau tìm ra giải pháp ngăn ngừa được “các bức tường mới” chia cách Nga – phương Tây nói chung và “các rào cản” trong quan hệ song phương. Trong khi đó, ông Putin cũng không từ bỏ cơ hội để tái khẳng định quan điểm Moscow sẽ làm hết sức mình để đạt được một thỏa thuận mới về thực thi lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine.

Về việc bàn giao tàu chiến Mistral đã bị trì hoãn nhiều lần kể từ hạn chót hồi tháng trước, 2 Tổng thống đã không thảo luận trong cuộc họp kín nhưng ông Putin sau đó đã bày tỏ hy vọng Pháp sẽ tôn trọng các điều khoản của hợp đồng. Trước đó chỉ một ngày, bên lề Hội nghị của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, việc không bàn giao đúng hạn tàu chiến Mistral không còn là vấn đề của Nga nữa, mà đó là vấn đề liên quan đến danh tiếng của Pháp. Theo hợp đồng ký năm 2011, Pháp đóng 2 tàu chở trực thăng hiện đại lớp Mistral cho Nga với tổng giá trị 1,6 tỷ USD. Chiếc đầu tiên dự kiến được chuyển giao cho Moscow chậm nhất vào tháng 11 vừa qua, chiếc còn lại được chuyển giao vào năm tới. Tuy nhiên, dưới sức ép của NATO, EU và Mỹ, Pháp đã trì hoãn kế hoạch chuyển giao vì cho rằng Nga vẫn "chưa có hành động cụ thể" để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Thực ra, ngay trước khi Paris tuyên bố sẽ trì hoãn việc thực thi hợp đồng quân sự khổng lồ với Nga, các nhà phân tích đã cho rằng, Moscow mới là bên được hưởng lợi trong cuộc chơi này. Pháp ngoài nguy cơ bị mất 1 tỷ Euro do vi phạm hợp đồng ký với Nga, danh tiếng của một nhà buôn tàu chiến, vũ khí trên thị trường quân sự cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rất nhiều khách hàng tiềm năng sẽ đắn đo trước khi ký vào hợp đồng vì lo ngại Pháp sẽ để yếu tố chính trị chi phối thỏa thuận. Không những thế, sự trì hoãn này còn trở thành động lực để Nga dốc sức cho kế hoạch tự đóng tàu sân bay trực thăng đổ bộ để trang bị cho lực lượng hải quân. Đại diện nhà máy đóng tàu Baltic “Yantar” tại Kaliningrad cho biết, quá trình đóng tàu đổ bộ lớn có tên Peter Morgunov diễn ra rất thuận lợi và vỏ tàu sẽ hoàn thành trong quý đầu năm 2015.

Với những tuyên bố cứng rắn và động thái khẩn trương từ phía Nga, nhiều nhà bình luận cho rằng, Pháp sẽ không thể tìm cớ để trì hoãn việc thực thi hợp đồng này lâu hơn được nữa. Và thời lượng ít ỏi trong chuyến thăm của ông Hollande tất nhiên không thể thu hẹp bất đồng quá lớn giữa hai bên nhưng sự kiện mang tính biểu tượng này cho thấy, Paris sẽ cố gắng để tìm cách dung hòa khác biệt với Nga và các nước phương Tây khác để bảo toàn lợi ích cho mình.