Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tín hiệu phục hồi vào cuối phiên

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (24/2), chỉ số VN-Index đã ngay lập tức giảm thêm 3,4 điểm (-0,69%) xuống 492,89 điểm.

KTĐT - Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (24/2), chỉ số VN-Index đã ngay lập tức giảm thêm 3,4 điểm (-0,69%) xuống 492,89 điểm.

Nỗi lo về lạm phát cao đã khiến áp lực bán ra tăng mạnh. Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh vào đầu phiên giao dịch sáng nay 24/2 sau khi mất mốc 500 điểm trong phiên hôm qua.

Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lạc quan khi thị trường có dấu hiệu phục hồi vào cuối phiên nhờ một lực cầu bắt đáy lớn.

“Chỉ số CPI tháng 2 rất cao, nghe đâu lên tới 1,96%. Tháng sau có khi cao hơn nữa, khi mà cả giá điện và xăng cùng được điều chỉnh lên”, ông Bình - một nhà đầu tư tại Thành Công nói.

Sự lo ngại về lạm phát cao trong các tháng tiếp theo và theo đó cả năm sẽ khó dưới 7% như mục tiêu đề ra là tâm lý chung và bao trùm trên toàn thị trường trong hai phiên giao dịch vừa qua.

Đây là yếu tố tác động mạnh tới thị trường và kéo đa số các cổ phiếu giảm giá.

Thêm vào đó, chỉ số VN-Index hôm qua đã rớt khỏi ngưỡng quan trọng là 500 điểm cũng khiến tâm lý của đa số các nhà đầu tư bi quan hơn.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (24/2), chỉ số VN-Index đã ngay lập tức giảm thêm 3,4 điểm (-0,69%) xuống 492,89 điểm.

Mức giảm điểm tiếp tục gia tăng trong phần lớn thời gian của đợt 2.

Tuy nhiên, vào cuối đợt 2 và trong đợt 3, một lượng khá lớn các lệnh đặt mua được tung vào đã kéo thị trường chung phục hồi.

Chỉ số VN-Index chung cuộc chỉ giảm nhẹ 1,7 điểm (-0,34%) xuống 494,59 điểm.

Khối lượng giao dịch tăng nhẹ lên 24,8 triệu đơn vị, trị giá 1.073,2 tỷ đồng.

Riêng trong 15 phút của đợt 3, có tới hơn 5,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng (so với 1,8 triệu đơn vị trong 30 đợt 1)

Trong số 209 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ, có 81 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 72 mã giảm giá.

Trong 20 mã có vốn hoá lớn nhất thị trường, đa số tăng nhẹ hoặc đứng giá.

Ba cổ phiếu ngân hàng CTG của VietinBank, VCB của Vietcombank và STB của Sacombank tăng điểm.

Đại gia sữa Vinamilk, mã VNM, cũng tăng 1.000 đồng lên 87.500 đồng/cp. Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tăng 1.500 đồng lên 85.000 đồng/cp.

KBC của Kinh Bắc và PVD của Khoan và dịch vụ khoan dầu khí cũng tăng giá.

Các cổ phiếu CII, FPT, HPG, VSH đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, sau khi giảm rất mạnh trong nửa đầu phiên giao dịch, đa số các mã đã quay đầu tăng trở lại.

Chỉ số HNX-Index đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục với việc chốt phiên tăng 1,21 điểm (+0,75%) lên 162,77 điểm.

Khối lượng giao dịch tăng thêm gần 2 triệu đơn vị lên 11,7 triệu đơn vị, trị giá 375 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia, phản ứng của thị trường trong phiên hôm qua và đầu giờ sáng hôm nay dường như hơi quá đà.

Lạm phát đứng ở mức cao trong tháng 2 là một điều đã được dự báo trước bởi đây là tháng Tết hầu hết các mặt hàng thường tăng khá mạnh.

Trong khi đó, lo ngại về lạm phát cao trong tháng 3 dường như không hợp lý bởi vì cho dù giá điện và xăng tăng nhưng sự giảm giá trở lại của các mặt hàng lương thực thực phẩm sẽ là đối trọng để giữ cho CPI không cao.

Theo ông Quách Mạnh Hào, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Thăng Long, mức tăng trong tháng 2 là cao so với những tháng trước, nhưng con số này là tuân theo quy luật mùa vụ thông thường của dịp Tết. Sự gia tăng CPI cao không phải do nguyên nhân tiền tệ.

Ông Hào cũng lưu ý, sự gia tăng lãi suất, nếu có, trong thời gian này sẽ là cực kì bất lợi đến sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế. "Do vậy, chúng tôi cho rằng, lãi suất cơ bản sẽ được NHNN giữ nguyên để hài hòa giữa mục tiêu lạm phát và tăng trưởng", ông nói.