Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in cuối tuần ra ngày 5/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thực phẩm chức năng - mảnh đất màu mỡ cho hàng giả, hàng nhái hoành hành; Chuẩn hóa quy định dán nhãn “Made in Vietnam”: Giảm rủi ro cho doanh nghiệp… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị cuối tuần ra ngày 5/9/2020.

Trang nhất số báo 208 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 5/9/2020

Thực phẩm chức năng - mảnh đất màu mỡ cho hàng giả, hàng nhái hoành hành

Từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) đã xử phạt 45 công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) vi phạm với số tiền phạt hơn 2,6 tỷ đồng. Sai phạm chủ yếu vẫn là những hành vi quảng cáo không đúng thực chất, công dụng sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng. Câu chuyện quản lý vẫn là bài toán “đau đầu” của cơ quan chức năng.

Lực lượng quản lý thị trường số 4 kiểm tra thu giữ thực phẩm chức năng giả trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Lam Thanh

Chuẩn hóa quy định dán nhãn “Made in Vietnam”: Giảm rủi ro cho doanh nghiệp

Muốn phát triển bền vững, DN sản xuất trong nước cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm song song với việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu DN không nhận thức rõ và thay đổi thì tương lai sẽ phải chịu những rủi ro pháp lý nghiêm trọng khi dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (quy định dán nhãn “Made in Vietnam”) đưa vào áp dụng thực tế. Đó là chia sẻ của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám Đốc Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) với báo Kinh tế & Đô thị về vấn đề tuân thủ quy tắc xuất xứ của DN trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Những nghịch lý bảo tồn công trình kiến trúc

Trong quá trình đô thị hóa, các đô thị Việt Nam nói chung hay Hà Nội nói riêng, nhiều công trình có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cũng như lịch sử đô thị chưa được xếp hạng đang có nguy cơ bị dỡ bỏ để xây dựng công trình mới. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy hết giá trị của các công trình này là câu hỏi đặt ra từ lâu, tuy nhiên đến nay dường như vẫn chưa có câu trả lời.

Cầu Long Biên. Ảnh: Phạm Hùng

Thị trường ô tô những tháng cuối năm 2020: Hy vọng “ấm” trở lại

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường ô tô Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cùng với quy luật mua sắm thường gia tăng vào dịp cuối năm, thị trường ô tô Việt Nam vẫn đang níu giữ hy vọng được “hâm nóng” trở lại.

Cửa hàng mua bán trao đổi ô tô trên đường Lê Văn Lương. Ảnh: Phạm Hùng

OCB và phương châm "cứu người, cứu mình"

Dù triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch nhưng thời gian qua, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vẫn kiểm soát tốt các chi phí hoạt động, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, đạt mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan. 

Giao dịch tại OCB

Văn hóa tiêu dùng người Việt - góc nhìn đa chiều

Văn hóa tiêu dùng đã và đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học, các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu để nắm bắt nhu cầu, xu hướng của thị trường nhằm sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng thị trường. Đồng thời, việc nghiên cứu văn hóa tiêu dùng phần nào đánh giá được lối sống của cộng đồng. Chúng tôi sẽ cung cấp góc nhìn đa chiều qua đó sẽ góp phần định hướng, tác động tích cực tới nhận thức, hành vi, góp phần hình thành lối sống văn hóa của cộng đồng Việt.

Bài 1: Tổng quan văn hóa tiêu dùng

Đối với thế giới, văn hóa tiêu dùng không phải là một khái niệm mới mẻ và xa lạ. Thực tế đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau, cả tương đồng lẫn trái ngược về thuật ngữ này. Nhưng tại Việt Nam, văn hóa tiêu dùng vẫn là khái niệm còn khá mới mẻ và hầu như chưa có định nghĩa khái quát, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận các khía cạnh của thành tố văn hóa tiêu dùng. Phải đến gần đây khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động, người ta mới nói nhiều về vấn đề này.

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại Trung tâm Aeon Mall Long Biên. Ảnh: Phạm Hùng

Ba nàng công chúa chịu ép duyên vì nước, vì vua

Đó là nói về ba nàng công chúa của triều Trần: Ngoạn Thiềm, An Tư và Huyền Trân. Cả ba nàng đã đành chấp nhận ép phận trao duyên cho những người xa lạ, trở thành tín chấp cho những cuộc hôn nhân chính trị của vương triều nhà Trần.  

Hình tượng Huyền Trân Công chúa trên bìa sách.

5 xu hướng công nghệ lớn nhất 2020

Từ thực phẩm công nghệ cao đến màn hình máy tính có thể gập lại làm đôi hay thậm chí kích thước nhỏ hơn nữa đã trở nên khả thi. Những xu hướng này ngày càng quan trọng nhằm giúp tăng cường sức khỏe của chúng ta hay hình thành một thành phố mẫu của tương lai.

Khách hàng tham quan các sản phẩm tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng 2020

Đã đến lúc quét sạch... tin nhắn rác?

Tin nhắn rác, cuộc gọi rác diễn ra hàng ngày đã trở thành nỗi ám ảnh, chán ghét cùng cực của những người sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, từ ngày 1/10 tới, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác chính thức có hiệu lực thi hành được xem là công cụ quan trọng nhằm chặn đứng vấn nạn này.

Vấn nạn tin nhắn rác ngày càng nhiều. Ảnh: Chiến Công

Sky Walk - một địa chỉ trải nghiệm thú vị của Hà Nội

“Nếu không có điều kiện đi tham quan nhiều địa chỉ hấp dẫn của Hà Nội, bạn hãy đến đấy. Toàn cảnh Hà Nội sẽ nằm trong mắt bạn, một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn cho bất cứ ai”, tiến sĩ CNTT Nguyễn Chí Công rất am hiểu thủ đô đã giới thiệu như thế về Đài quan sát Sky Walk.

Du khách trải nghiệm trên Đài quan sát Sky Walk. Ảnh: Công Hùng

Khó là “cách mạng màu” ở Belarus

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nổi tiếng với chính sách đối ngoại cứng rắn đã nhiều lần làm phật lòng các đối tác của mình ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, bản năng và sự may mắn đã giúp ông trụ vững, khi cả Nga và phương Tây đều tin rằng rủi ro từ sự sụp đổ của chính quyền Lukashenko sẽ vượt quá lợi ích.

Cảnh sát chặn đường những người ủng hộ phe đối lập Belarus biểu tình tại thủ đô Minsk. Ảnh: AP

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần