Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 31/7

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những điểm sáng chống dịch của Thủ đô; GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: Nhiều vấn đề về kinh tế cần có giải pháp đột phá hơn… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in Cuối tuần 176 ra ngày 31/7/2021.

Trang nhất số báo cuối tuần 176 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 31/7/2021
Những điểm sáng chống dịch của Thủ đô
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội khi số ca mắc trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng, đáng lo là nhiều ca bệnh, chùm ca bệnh không rõ nguồn lây. Cùng với việc khoanh vùng, truy vết, dập dịch, sẵn sàng mọi kịch bản ứng phó, thành phố đã áp dụng mạnh mẽ Chỉ thị số 17/CT-UBND. Hơn bao giờ hết, Hà Nội kêu gọi sự vào cuộc của mỗi công dân để chặn dịch Covid-19.
Lực lượng chức năng phường Cống Vị, quận Ba Đình kiểm tra giấy tờ tùy thân tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên phố Đội Cấn. Ảnh Thanh Hải
GS.TS HoàngVăn Cường - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: nhiều vấn đề về kinh tế cần có giải pháp đột phá hơn
“Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ phải có biện pháp kích cầu cho DN. Nếu các DN nguồn lực tốt, sẽ có cơ hội để thâu tóm, thay thế các xu hướng đang bị đứt gãy; có thể mua lại các dây chuyền, mua quy trình, công nghệ của nước ngoài về để thay thế...” - GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội) trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.
GS.TS HoàngVăn Cường - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Đẩy mạnh phân cấp để phát triển hạ tầng giao thông
Trong quá trình phát triển đô thị, thời gian qua, TP Hà Nội đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ nhiều tuyến giao thông trên địa bàn các quận huyện. Cùng đó nhiều tuyến đường đô thị chật hẹp, xuống cấp tại các khu vực đông dân cư cũng có quyết định mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai đầu tư xây mới, nâng cấp các tuyến đường hiện đang rất chậm do cơ chế phân cấp.
 Đường giao thông tại huyện Hoài Đức. Ảnh Duy Anh
Cơ hội để Hà Nội thành trung tâm kinh tế vững mạnh
Hà Nội là hạt nhân trung tâm của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô. Giao thông là một trong những nguồn lực chính yếu mà Hà Nội và các tỉnh lân cận đang khao khát, nhằm xây dựng Thủ đô thành “cứ điểm” kinh tế vững mạnh, đầu tàu dẫn dắt phát triển cho khu vực cũng như cả nước.
Đường vành đai 3.5 là tuyến giao thông đường bộ trọng điểm tại phía Tây Thủ đô. Ảnh Tuấn Anh
Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ mạnh mẽ, thiết thực
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các DN đang hết sức khó khăn, nhiều DN đã phải rút lui khỏi thị trường, trong đó có một số DN quy mô vừa và lớn. Các đại biểu (ĐB) Quốc hội cho rằng, cần phải có giải pháp thiết thực và mạnh mẽ giúp DN để nền kinh tế không lỡ nhịp với kinh tế thế giới.
 Hàng không Việt Nam gặp khó khăn trong dịch Covid-19. Ảnh Tuấn Anh
Giằng co văn hóa thi cử xưa và nay: Bài cuối: Cần giữ - bỏ gì để giáo dục hội nhập?
Văn hóa thi cử Việt có từ ngàn đời, rất nhiều nét đẹp truyền thống còn được bảo lưu cho đến giờ. Nhưng không phải nét văn hóa nào thời xưa cũng còn phù hợp với thời đại ngày nay. Chính vì vậy, giữ - bỏ gì trong văn hóa thi cử của người Việt sẽ được các chuyên gia gợi mở trong bài viết, với mong muốn phát huy những giá trị tiêu biểu nhất, loại bỏ những hạn chế từ quá khứ cho thế hệ hôm nay và mai sau.
 Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm 2021. Ảnh Mạnh Cường
Học tập nền giáo dục… ít thi nhất thế giới
Phần Lan là quốc gia ít các kỳ thi tuyển sinh nhất trên thế giới, nhưng đây lại là quốc gia có nền giáo dục được đánh giá cao. Trong hệ thống tiêu chuẩn PISA của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sát hạch các môn toán, khoa học, văn học với học sinh 15 tuổi, thì Phần Lan luôn đứng trong nhóm đầu. Từ năm 2006, Phần Lan đã giữ ngôi vị đầu bảng và dù trồi sụt trong các năm sau đó nhưng hệ thống giáo dục tại đây vẫn thuộc hàng top trong các nước phát triển.
 Học sinh Phần Lan chỉ làm một bài kiểm tra chuẩn trong suốt cả kỳ học tiểu học và trung học. Theo vnreview
Diệp Văn Cương - Diệp Văn Kỳ: Cha và con cùng làm báo
Xưa nay không ít gia đình cả cha và con cùng làm báo. Nhưng ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi mà nền báo chí Việt Nam đang trong quá trình hình thành thì đây lại là chuyện hy hữu, có một không hai, đặc biệt khi họ đứng đầu các báo có tinh thần phản kháng chế độ cai trị của thực dân Pháp. Đó là trường hợp của cha con nhà báo Diệp Văn Cương và Diệp Văn Kỳ.
 Tác phẩm Chế độ báo giới Nam Kỳ năm mươi sáu năm nay. Ảnh: Đình Ba
Những bước đi đầu tiên công nghiệp số của Việt Nam
Trong biểu đồ phân loại Digital Economy Heat Map thể hiện tiến độ chuyển đổi sang nền kinh tế số hóa của các quốc gia, Việt Nam hiện đang ở nhóm “Sơ khởi” (STARTERS) và xếp thứ 41/50 quốc gia được khảo sát với các chỉ số đều dưới mức trung bình. Bên cạnh đó, các thông số về mức độ chuyển đổi ICT, áp dụng công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và số hóa nền kinh tế của Việt Nam đều thấp hơn dưới mức trung bình.
Dây chuyền lắp ráp ô tô tại Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco), Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Ảnh Việt Linh
Đằng sau màn nhung
Anh ngồi dưới nhìn lên sân khấu, anh đèn mờ mờ, khuôn mặt của chị nhạt nhòa. Điều khó ai nghĩ đến cô ca sĩ xinh đẹp đó từng là vợ của anh - một nhạc công không mấy tên tuổi. Và họ chia tay nhau chỉ vì chuyện phổ biến và xưa như trái đất là… ghen tuông.
 Ảnh minh họa
Khám bệnh trong mùa dịch
Mới đây, anh H. buộc phải đến Trung tâm Y tế quận Đống Đa, Hà Nội, để khám và xin giấy chuyển viện. Anh buộc phải nhập viện vì đường huyết tăng quá cao, nhưng do không có thời gian nên không đến cơ sở khám chữa bệnh ban đầu để khám và có thể chuyển tuyến. Trước đó, anh chần chừ vì sợ lây dịch bệnh nơi đông người, nhưng sau khi được một bác sĩ quen khuyên, anh vẫn đi khám và mọi chuyện diễn ra suôn sẻ.
 Khai báo y tế tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh Thanh Hải
6 "cạm bẫy" làm hư khớp gối
Đầu gối rất dễ vị tổn thương vì phải chịu sức nặng của cơ thể khi vận động. Dưới đây là 6 cạm bẫy mà bạn cần tránh để cứu các khớp gối của bạn.
 Ảnh minh họa
Cảnh giác chiêu lừa mạo danh cán bộ phòng, chống dịch
Lợi dụng tâm lý hoang mang, lo sợ lây nhiễm Covid-19, các đối tượng xấu đã mạo danh y bác sĩ, cán bộ phòng, chống dịch, sử dụng các phương thức lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người dân.
 Cần cảnh giác các tin nhắn giả mạo phòng chống dịch Covid 19 trên mạng xã hội. Ảnh Hải Linh
Đến với “tấm thổ cẩm” Bắc Sơn
Đến Bắc Sơn (Lạng Sơn) mùa nào cũng đẹp, mùa nào du khách cũng có thể cảm nhận được hương lúa thơm dịu nhẹ của vùng đất này nhưng tuyệt nhất vẫn là tháng 8. Cánh đồng Bắc Sơn tạo nên “tấm thổ cẩm” khổng lồ với nhiều màu đặc sắc, đan xen giữa ruộng lúa chín, lúa xanh, vừa mới cấy hay còn xâm xấp nước… mang lại cảm giác lâng lâng khác lạ cho những ai được tận mắt ngắm nhìn.
 Vẻ đẹp cánh đồng lúa Bắc Sơn, Lạng Sơn. Ảnh Trần Dũ
Thuốc đặc trị Covid-19: Đáng để kỳ vọng
Sau khi phát triển thành công vaccine giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong vì Covid-19, thế giới đang bước vào một cuộc đua mới hòng tìm ra loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 hiệu quả để hỗ trợ điều trị tại nhà cho người bệnh. Phương pháp được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể áp lực đối với hệ thống y tế đang quá tải của nhiều quốc gia lúc này.
 Các viên nang đặc trị Covid-19 tiềm năng do hãng dược phẩm Merck của Mỹ sản xuất. Ảnh AFP

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần