Tình huống bi hài của nàng dâu mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngủ nướng vì chiếc điện thoại bỗng dưng… hết pin Cho tới giờ, mỗi lần nghĩ lại ngày đầu tiên về làm dâu, chị Hạnh vẫn không khỏi “ngượng chín mặt” vì cái tội ngủ nướng tới 11 giờ trưa mới dậy, mà tất cả cũng chỉ tại cái điện thoại hết pin. Ngày cưới diễn ra xong, vợ chồng chị Hạnh đều mệt lả đi vì phải tiếp khách. Tối đó, trước khi đi ngủ, chồng chị Hạnh đã căn dặn vợ: “Anh biết em rất mệt nhưng mai là ngày đầu tiên làm dâu, em cố gắng dậy sớm giúp mẹ chuẩn bị bữa sáng cho gia đình nhé. Anh có thể ngủ dậy muộn hơn không sao chứ em là thế nào cũng bị đánh giá đấy. Cố gắng vậy em nhé”. Thực ra không cần chồng dặn dò, chị Hạnh cũng biết mình nên làm như vậy. Trước khi đi ngủ, chị lấy cái điện thoại hẹn 5 giờ sáng. Oái oăm thay, vì không để, chị Hạnh không biết điện thoại của chị đã sắp hết pin. Nửa đêm hôm đó, vì quá yếu pin nên nó sập nguồn.

Kinhtedothi - Ngủ nướng vì chiếc điện thoại bỗng dưng… hết pin

Cho tới giờ, mỗi lần nghĩ lại ngày đầu tiên về làm dâu, chị Hạnh vẫn không khỏi “ngượng chín mặt” vì cái tội ngủ nướng tới 11 giờ trưa mới dậy, mà tất cả cũng chỉ tại cái điện thoại hết pin. Ngày cưới diễn ra xong, vợ chồng chị Hạnh đều mệt lả đi vì phải tiếp khách. Tối đó, trước khi đi ngủ, chồng chị Hạnh đã căn dặn vợ:

“Anh biết em rất mệt nhưng mai là ngày đầu tiên làm dâu, em cố gắng dậy sớm giúp mẹ chuẩn bị bữa sáng cho gia đình nhé. Anh có thể ngủ dậy muộn hơn không sao chứ em là thế nào cũng bị đánh giá đấy. Cố gắng vậy em nhé”. Thực ra không cần chồng dặn dò, chị Hạnh cũng biết mình nên làm như vậy. Trước khi đi ngủ, chị lấy cái điện thoại hẹn 5 giờ sáng. Oái oăm thay, vì không để, chị Hạnh không biết điện thoại của chị đã sắp hết pin. Nửa đêm hôm đó, vì quá yếu pin nên nó sập nguồn.
Tuy nhiên, chị em cùng đừng quá coi trọng điều đó. Hãy sống thật tốt, chân thành và cố gắng học hỏi, một chặng đường dài sau này mới là cái để gia đình nhà chồng nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân nàng dâu đó chứ không chỉ vì một sự vụ ban đầu để quy kết. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, chị em cùng đừng quá coi trọng điều đó. Hãy sống thật tốt, chân thành và cố gắng học hỏi, một chặng đường dài sau này mới là cái để gia đình nhà chồng nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân nàng dâu đó chứ không chỉ vì một sự vụ ban đầu để quy kết. Ảnh minh họa
Vậy là sau một ngày mệt mỏi, báo thức không kêu nên chị Hạnh ngủ một chặp ngon lành tới tận 11 giờ trưa. Chồng chị nằm bên cũng thiếp đi vì quá mệt. Chỉ tới khi mẹ chồng lên gõ cửa phòng, gọi hai vợ chồng dậy ăn cơm trưa, chị mới quáng quàng nhận ra chiếc điện thoại phản chủ đã báo hại mình.

“Ngày đầu tiên về làm dâu mà ngủ tới tận trưa, mình xuống nhà, ngồi trong bữa cơm mặt cứ cúi gằm xuống vì xấu hổ chỉ muốn độn thổ” – Chị Hạnh tâm sự.

Vô lễ vì thiếu chiếc mắt kính

Chị Hương lại gặp phải một tình huống khó xử khác mà lí do là vì đôi mắt cận của chị. Lấy nhau được một tuần, hôm đó, vì đã muộn nên chị Hương tranh thủ chạy vội ra chợ mua đồ ăn. Mặc dù biết để quên chiếc mắt kính ở nhà nhưng vì nghĩ chợ ngay gần nhà nên chị không quay về lấy kính.

Mắt chị Hương bị cận khá nặng, phải đứng gần ngay trước mặt chị mới có thể nhận ra được người quen. Sau khi tới chợ, đang lúi húi lựa rau, chị Hương thấy có người đứng hàng bên cạnh có vẻ như nhìn về hướng mình cười, dù đã cố gắng nhìn chằm chằm người đó chị nhưng trong khi chị còn chưa kịp nhìn rõ vì mắt quá kém thì đã thấy người đó quay ngoắt đi. Chị đoán có thể người ta nhầm người nên vội vã quay về không đắn đo.

Vừa về tới nhà chị Hương đã thấy có khách ngồi đó, mẹ chồng chị nhắc nhở: “Con chào bác Hai, vào nhà cất đồ rồi ra đây ngồi mẹ có chuyện muốn nói”. Không kịp hiểu có chuyện gì, chị Hương chào xong rồi lên phòng lấy kính và xuống ngồi tiếp chuyện.

Đợi Hương ngồi xong, mẹ chồng mới răn dạy: “Con về làm dâu, gặp người trên kẻ dưới, hàng xóm láng giềng thì phải biết đường mà chào hỏi, ai đời gặp bác Hai mà con cứ trợn trừng trợn trạc lên nhìn không chào hỏi như thế là vô lễ. Bác vừa gặp con ở chợ, bảo cười với con mà con không nói gì cứ chằm chằm nhìn lại làm bác bực mình quá sang góp ý với mẹ đây này”.

Tới lúc này chị Hương mới vỡ lẽ người nhìn về phía cô lúc nãy là bác Hai nhưng vì mắt cô kém quá, càng cố nhìn lại càng như trợn mắt lên khiến bác ấy khó chịu quay ngoắt đi. Chị Hương vội vàng thay minh, mặc dù nghe vậy nhưng xem ra bác Hai vẫn còn bực dọc lắm. Kể từ đó, chị Hương lúc nào cũng phải kè kè cái kính trên mắt không dám rời ra vì chỉ sợ một lần nào đó lại vô tình thất lễ.

Chạm mặt bố chồng ngay trong nhà vệ sinh

Có nhà riêng trên Hà Nội, nhưng cưới xong, Giang và chồng vẫn quyết định tranh thủ ở quê nhà chồng chơi gần một tháng mới lên Hà Nội đi làm lại. Và cũng chính những ngày ở nhà chồng này, nàng dâu mới ấy đã gặp phải 1-2 sự cố dở khóc dở cười.

Giang kể: “Sáng ngủ dậy, dù đang còn mắt nhắm mắt mở, mình hay có thói quen lao thẳng vào nhà vệ sinh. Nhưng có hôm lao vào rồi thì mới nhận ra bố chồng với ông nội chồng đã đang đứng đi vệ sinh nhẹ trong đó. Thế là mình lại tẽn tò lao ra và chạy biến đi. Dĩ nhiên sau đó, mình và cả 'phía kia' đều coi như không có chuyện gì xảy ra”. 

Theo Giang giải thích thì: “Chẳng hiểu sao, bố và ông nội vào nhà vệ sinh lại không bao giờ có thói quen đóng cửa và bật đèn. Trong khi cái nhà vệ sinh nhà chồng mình thì lại bị chắn gọn bởi cái máy giặt to đùng. Thế nên mới dẫn tới sự cố trên”.

Người phụ nữ trẻ này tâm sự: “Khi gặp cảnh đó, mình thấy hơi ngại. Nhưng vì 'buồn' quá, cộng với thói quen lao từ giường xuống đất là phải chạy vào nhà vệ sinh khiến mình không sao để ý và nhìn xa trông rộng được. Lúc phát hiện ra, mình toàn ngượng ngùng kêu 'Ối ối, con/cháu xin lỗi' và chạy biến đi”.

Bà mẹ trẻ 28 tuổi này còn kể rằng, những lần sau cô đã để ý kỹ hơn về điều này nhưng nhiều lúc về quê chồng, vẫn cứ gặp "cảnh cũ" tái diễn. Thậm chí có lúc, Giang còn bắt gặp cảnh tương tự khi vô tình nhìn thấy người thân nhà chồng ra vườn hay ao để “giải quyết” (Ở quê có vườn ao rộng nên hay ra ngoài bờ ao, vườn).

Góp thêm một câu chuyện dở khóc dở cười nữa, Giang cũng kể về tình huống Minh thường gặp phải khi cô có con nhỏ. Vì có con nhỏ, nên Giang hay phải cho con ti. Dù mỗi lần về quê, nhà chồng cũng có phòng riêng cho vợ chồng và mỗi lần cho Rồng con ti, Giang toàn cho ti ở phòng riêng của mình. Thế nhưng bố chồng Giang cứ lao vào phòng chơi với cháu. Đã mấy lần Giang nói với chồng quán triệt với ông nội điều này, nhưng đâu vẫn vào đấy.

“Ban đầu, mình cũng ngại lắm, chỉ biết phàn nàn với chồng. Sau đó, khi ông nội có ý định vào chơi thì vừa bước tới cửa, mình đã nói to 'Cháu đang ti ông ạ'. Nếu ông quay ra thì thở phào. Còn nếu ông vẫn vào thì mình đành ngồi quay lưng lại cho con ti chứ biết làm sao. Nói chung cũng kệ dù cảm thấy bất tiện lắm. Mình nghĩ nhiều chị em sống với nhà chồng mà có con nhỏ cũng sẽ gặp hoàn cảnh này”.

Mẹ chồng nàng dâu bất đồng do mâu thuẫn vùng miền

Bà Mẹo là người Huế vô Sài Gòn sống cũng gần ba mươi năm. Cuối năm rồi bà vui mừng cưới vợ cho con trai. Bà rất ưng ý cô con dâu mới người thành phố, con nhà gia giáo, hiền lành. Vậy mà chỉ được 3 ngày, mẹ chồng lại giận con dâu không thèm nhìn mặt, rồi lôi con trai ra mắng: “Con vợ mi ban đầu ra vẻ hiền lành, chăm chỉ. Mới có vài ngày lại lộ mặt gian dối, biếng nhác”. Cô con dâu thấy mẹ chồng giận chỉ biết khóc. Bà Mẹo tuy ở Sài Gòn đã lâu nhưng giọng nói vẫn còn đặc sệt chất Huế nên con dâu miền Nam chưa quen, nghe không rõ. Một hai lần đầu cô còn hỏi lại, hỏi hoài đâm ngại, lại sợ bất kính nên cô không dám hỏi. Mỗi lần mẹ chồng nói gì cô cũng gật đầu “vâng, dạ”. Mấy lần đầu, bà thấy vui vì con dâu lễ phép. Những lần sau, bà nói gì, sai làm gì thì cô cũng chỉ vâng dạ rồi thôi. Hôm chủ nhật, thấy con dâu rảnh, bà liền nhờ chở đi thăm bà con. Cô dâu “dạ” rõ to. Bà xách giỏ, quần áo chỉnh tề, cô dâu chạy ra mở cổng cho bà rồi… quay vào nhà. Bà đang chưng hửng, thì con dâu quay lại dặn dò: “Mệ đi đường cẩn thận” rồi đóng cửa lại. Bà chưng hửng rồi giận anh ách. Đây đâu phải lần đầu tiên!

Cuộc sống luôn có những tình huống bất ngờ nằm ngoài tầm kiểm soát của con người và thật không may mắn cho những nàng dâu mới về gặp phải sự vụ oái oăm như vậy. Có thể vì việc đó mà ấn tượng đầu tiên trong mắt mọi người về nàng dâu không được tốt. Tuy nhiên, chị em cùng đừng quá coi trọng điều đó. Hãy sống thật tốt, chân thành và cố gắng học hỏi, một chặng đường dài sau này mới là cái để gia đình nhà chồng nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân nàng dâu đó chứ không chỉ vì một sự vụ ban đầu để quy kết.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần