Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, không phải ai nghỉ hưu trước năm 2018 cũng có lợi hơn so với người nghỉ từ năm 2018 trở đi.
Quy định mớiTheo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, NLĐ về hưu trước năm 2018 sẽ được tính lương hưu theo bình quân 5 năm cuối. Tuy nhiên, từ 1/1/2018, Luật quy định tăng dần thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% khi có đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam. Cụ thể, lao động nam bắt buộc phải đóng đủ BHXH trong 16 năm, nữ đóng đủ 15 năm mới đủ điều kiện hưởng lương hưu. Sau đó, cứ mỗi năm được tính thêm 2% đối với cả nam và nữ (thay vì 3% với nữ như hiện nay) và mức tối đa bằng 75%. Cùng với đó, từ sau 1/1/2018, lộ trình nghỉ hưu của lao động nam và nữ cũng sẽ được nâng dần lên. Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 phải đóng đủ BHXH là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm sẽ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương đóng BHXH. Mặt khác, tỷ lệ trừ phần trăm tương ứng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi từ 2018 trở đi sẽ tăng từ 1% lên 2% đối với cả nam và nữ.Người lao động làm việc tại Công ty CP Kim khí Thăng Long. Ảnh: Phạm Hùng |
Chiếu theo quy định trên, ví dụ với 25 năm đóng BHXH thì lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ lương hưu là 75% nếu nghỉ hưu vào năm 2017, nhưng nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu chỉ còn 65% do tỷ lệ phần trăm số năm đóng vượt giảm từ 3% xuống 2%. Trường hợp năm 2017, lao động nữ được 54 tuổi, đóng BHXH 25 năm, nếu nghỉ hưu thời điểm này, mức lương hưu thấp nhất họ có thể được sẽ là 73% (trừ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi). Trong khi đó nếu đóng BHXH thêm một năm cho đến 2018 để đủ tuổi nghỉ hưu thì NLĐ chỉ được hưởng lương hưu ở mức 67% (tương đương 26 năm đóng BHXH của nữ vào 2018).
Xem xét từng trường hợpPhó Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, hiện nay, cơ quan BHXH đang thống kê số lượng người nghỉ hưu trước tuổi của thời điểm kết thúc quý I/2017 so với những năm trước. Tuy chưa có con số chính thức, nhưng sơ bộ thì chưa có đột biến. Ông Sơn khuyến cáo NLĐ nên cân nhắc kỹ, bởi không phải ai nghỉ hưu sớm cũng có lợi, do mỗi năm NLĐ nghỉ hưu sớm sẽ bị trừ 2% lương hưu. Ngoài ra, ông Sơn giải thích thêm, với quy định mới trên, nhiều NLĐ băn khoăn phải đóng thêm 5 năm mới được hưởng mức lương hưu đủ 75%, nhưng thực tế việc này chỉ xảy ra với một số NLĐ đi làm muộn hoặc tham gia BHXH khi tuổi đã cao. Việc đóng thêm sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đóng – hưởng để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi chia sẻ, lương hưu phụ thuộc nhiều yếu tố: Tỷ lệ hưởng; tiền lương đóng BHXH bình quân; thời điểm hưởng lương hưu; thời gian hưởng lương hưu, nên không phải ai nghỉ hưu trước năm 2018 cũng lợi hơn người nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi. Mặt khác, việc NLĐ bằng mọi giá chạy hồ sơ để được hưởng lợi, nhất là với các trường hợp nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động là vi phạm pháp luật. “Khoản 2, Điều 117 Luật BHXH đã quy định rất cụ thể việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định theo quy định của pháp luật” – TS Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.Hiểu đúng về giám định sức khỏe khi xin nghỉ hưu sớm Hiện nay, không ít NLĐ vì nhiều lý do nên có mong muốn được về hưu trước tuổi nhưng lại không nắm chắc các quy định về điều kiện và quy trình của giám định y khoa (GĐYK).Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2014, NLĐ được nghỉ hưu trước tuổi khi đáp ứng các điều kiện sau đây:- Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành.Quy trình giám định sức khỏe: Người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp T.Ư có trách nhiệm chuyển hồ sơ giám định của người lao động đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp T.Ư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ giám định hợp lệ, chậm nhất là trong thời gian 15 ngày làm việc, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ giám định đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp T.Ư. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho NLĐ. Trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp T.Ư có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết.Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp T.Ư có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho NLĐ. Khi có đủ số đối tượng đã khám và hoàn chỉnh hồ sơ thì mở phiên kết luận. Sau khi có kết luận của Hội đồng GĐYK, kết quả sẽ được trả trong thời gian không quá một tuần tại Trung tâm GĐYK tỉnh. Không có quy định nào về khoảng thời gian từ khi tiến hành giám định sức khỏe đến khi trả kết quả giám định. Pháp luật chỉ quy định khoảng thời gian trả kết quả từ khi có kết luận của Hội đồng GĐYK là một tuần.Luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội Cả đời đi làm cũng chỉ mong lúc nghỉ có chút lương hưu, nhưng với các quy định thay đổi như vậy lại gây thiệt cho một số đối tượng NLĐ, nên chúng tôi cũng phải xem xét rồi về sớm để đỡ bị thiệt. Tôi cũng đã từng có ý định đi giám định sức khỏe rồi làm hồ sơ xin về hưu sớm, nhưng vì tìm hiểu kỹ hơn thông tin trên mạng nên tôi đã dừng lại. Theo tôi, để NLĐ hiểu rõ hơn vấn đề này thì các tổ chức công đoàn phải đứng lên giải thích rõ, lấy ví dụ cụ thể một vài trường hợp làm minh chứng cho việc có nên hay không nên về hưu sớm. Ngoài ra, các tổ chức công đoàn cần có thêm nhiều chính sách mới để nâng cao đời sống cho NLĐ, có vậy NLĐ mới yên tâm làm việc. Chị Trần Thị Sinh - nhân viên Xí nghiệp may X19 Bộ Công an NLĐ nên nghỉ hưu đúng tuổi để có cơ hội hưởng thêm các phúc lợi khác như được nghỉ ngày lễ, Tết và tiền thưởng... Tất nhiên, khi làm thêm một vài năm nữa sẽ kéo dài thêm thời gian đóng BHXH để cải thiện lương hưu. Hơn nữa, NLĐ nên nhớ, cứ mỗi một năm nghỉ hưu sớm là bị trừ 2%. Điều này đồng nghĩa với nghỉ hưu sớm, NLĐ không thể có cơ hội được hưởng mức tối đa 75%. Nếu vì sức khỏe không đảm bảo để làm việc thì mới nên nghỉ hưu sớm. Còn nghỉ trước tuổi quy định để tránh từ sau năm 2018 hưởng 2% mỗi năm thì không ảnh hưởng nhiều. Trước khi có quyết định nghỉ sớm, NLĐ cần đọc kỹ các quy định của Nhà nước xem mình thuộc nhóm đối tượng nào, có trong diện điều chỉnh hưởng từ 3% xuống 2% không, bởi không phải tất cả các trường hợp đều áp dụng giống nhau. BHXH Việt Nam và Bộ LĐTB&XH không khuyến khích NLĐ nghỉ hưu sớm trong điều kiện sức khỏe vẫn còn cho phép làm việc bình thường. Vì thế, Bộ LĐTB&XH có tính toán để những NLĐ đủ tuổi về hưu sau năm 2018 không bị ảnh hưởng nhiều". PGS.TS Giang Thanh Long - Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lýThủy Trúc ghi |