Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tôn vinh giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tối 18/11, tại Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã long trọng diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam".

Kinhtedothi - Tối 18/11, tại Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã long trọng diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam".

 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ khai mạc.     Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN

Tham dự Lễ Khai mạc có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư, Hà Nội, các già làng, trưởng bản, bô lão đại diện cho 54 dân tộc anh em.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn là nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để Đảng ta, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đảng, Nhà nước lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng để tập hợp đoàn kết mọi người vào mặt trận chung. Để xây dựng và củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc để các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 

Chủ tịch nước căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc là di sản văn hóa quý giá của dân tộc ta; chúng ta hôm nay không chỉ tiếp nối, giữ gìn, bồi đắp mà còn có nghĩa vụ trao truyền cho các thế hệ tiếp theo vì sự trường tồn, tương lai tươi sáng của đất nước và dân tộc Việt Nam. 

Lễ khai mạc Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" diễn ra với kết cấu 5 phần. Chương trình đã thực sự gây xúc động đối với công chúng cả nước khi tái hiện được những nét đặc trưng văn hoá và di sản của 54 dân tộc anh em. Từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ biên cương đến hải đảo đều có chung một nguồn cội, một tổ tiên, thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ nhau.