Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng thống Mỹ xin lỗi Thủ tướng Đức về việc nghe lén

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những cuộc nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng đã được thực hiện từ 10 năm trước.

Theo truyền thông của Đức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng xin lỗi Thủ tướng Đức Algela Merkel về hoạt động nghe lén.

Những cuộc điện thoại của Thủ tướng Đức Angela cho rằng đã được thực hiện từ 10 năm trước.

Theo truyền thông Đức, ngày 26/10 đã đăng tải lại cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Merkel trong đó có đoạn Tổng thống Mỹ có nói: “Tôi không biết gì về vấn đề nghe lén, nếu tôi là người biết về vấn đề này thì sự việc đã khác rồi”.

 
Đại sứ quán Mỹ tại Berlin, nơi được cho là nơi thực hiện các cuộc nghe lén (Ảnh: AFP)
Đại sứ quán Mỹ tại Berlin, nơi được cho là nơi thực hiện các cuộc nghe lén (Ảnh: AFP)
Truyền thông Đức cho rằng đây là lời “xin lỗi” của Tổng Thống Mỹ Obama đối với Thủ tướng Đức Merkel.

Trong khi đó, theo một tài liệu mật được tiết lộ, các cuộc điện thoại của Thủ tướng Merkel đã bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ nghe lén từ năm 2002, và những cuộc nghe lén này vẫn tiếp tục cho đến khi Tổng thống Obama thực hiện chuyến thăm tới Đức vào tháng 6 vừa rồi.

Hiện tại các Cơ quan tình báo của Mỹ có cơ sở điệp báo tại 80 nước và khu vực trên thế giới, trong đó có 19 cơ sở đặt tại các nước châu Âu.

Trước đó, lãnh đạo Đức đưa ra phản ứng mạnh mẽ như vậy sau khi xuất hiện thông tin trên báo Tấm gương của Đức nói rằng "mật vụ Mỹ đã theo dõi điện thoại của Thủ tướng Merkel trong nhiều năm qua". Thông tin này cũng được Cơ quan Tình báo liên bang Đức và Văn phòng An ninh thông tin liên bang Đức xác minh.

Thủ tướng Merkel khẳng định, nếu những cáo buộc này được chứng minh là sự thực thì đây là điều hoàn  toàn không thể chấp nhận được.

Phản ứng trước sự "giận dữ" của chính phủ Đức, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết, Mỹ không giám sát và sẽ không giám sát các hoạt động liên lạc của Thủ tướng Merkel.

Tổng thống Obama vẫn đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Đức trong các vấn đề an ninh và quốc tế.