Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng thu ngân sách của Hà Nội đạt hơn 146 nghìn tỷ đồng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội dự kiến năm 2015 đạt 146.585 tỷ đồng, tăng 3,5% so với dự toán năm.

Trong  đó,  thu  nội  địa  là 128.070 tỷ đồng, tăng 2,4% so với dự toán năm.  

Tổng chi ngân sách địa phương  là  69.970  tỷ đồng,  tăng  18,4%  so  với  dự  toán  năm,  trong  đó  chi thường xuyên là 40.023 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là 28.069 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trong những tháng cuối năm 2015, NHNN tiếp  tục  bám  sát  tình  hình  thị  trường,  hoạt  động  sản  xuất  kinh doanh của doanh nghiệp, triển khai thực hiện các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và người dân nhằm mở rộng tín dụng.

Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12/2015 là 1.451 nghìn tỷ đồng, tăng 1521,8% so với năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 22,4%,  phát  hành giấy tờ có giá tăng 9,4%.

Tính đến cuối tháng 12/2015, tổng dư nợ cho vay đạt 1.208 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 17,9%, dư nợ trung và dài hạn tăng 22,3%.

Lãi suất huy động bằng VND tương đối ổn định, một vài ngân hàng điều chỉnh tăng, giảm nhẹ lãi suất huy động để cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý hơn.

Hiện,  mặt  bằng lãi  suất  huy  động  bằng  VND phổ  biến  ở  mức  0,8-1%/năm  đối  với  tiền  gửi  không  kỳ  hạn  và  có  kỳ  hạn  dưới  1  tháng;  4,5-5,4%/năm  đối  với  tiền  gửi  có  kỳ  hạn  từ  1  tháng  đến  dưới  6  tháng;  5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.

Trong khi đó, lãi suất huy động USD của TCTD phổ biến ở mức 0,25%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức.

Còn lãi suất cho vay bằng VND cũng khá ổn định. Hiện, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm.

Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD tương đối ổn định, một vài ngân hàng điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất cho vay USD trong điều kiện thanh khoản ngoại tệ dồi dào.

Hiện lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6,5%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,3%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,5%/năm.