Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TP Hồ Chí Minh phấn đấu tăng trưởng GDP cao nhất cả nước

Văn Thân (VPMN)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh vừa cho biết trong thời gian tới, địa phương này phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tăng bình quân hàng năm từ 8% - 8,5%...rn

Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hồ Chí Minh – Lê Thanh Liêm cho rằng, kinh tế thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) thành phố tăng bình quan 9,6%/năm, gấp 1,66 lần so với cả nước. GDP bình quân đầu người đến cuối năm 2015 đạt 5.217 USD (vượt kế hoạch đề ra là 4.800 USD).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, với tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 59,4%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 39,6% và nông nghiệp chiếm 1%.

 TP Hồ Chí Minh mở hội nghị kêu gọi đầu tư vào khu vực công nghệ cao

Chất lượng tăng trưởng được nâng cao, thể hiện thông qua chỉ số đầu tư (ICOR) có xu hướng giảm hàng năm, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 3,59. Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) có xu hướng tăng, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 33,4%, cao gần gấp đôi giai đoạn 2006 – 2010 (17,4%). Tổng vốn đầu tư xã hội tăng đều hàng năm, 5 năm đạt 1,19 triệu tỷ đồng, gấp 2 lần giai đoạn 2006 – 2010.

Môi trường kinh doanh được cải thiện, tạo điều kiện cho hoạt động phát triển doanh nghiệp tăng trưởng. Số doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới tăng, 5 năm đạt 132.582 doanh nghiệp, tăng 29,8% so với cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký đến nay trên 289.500 doanh nghiệp.

Cải cách hành chính được đổi mới, thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng nhanh, 5 năm qua có 2.404 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đạt 10,36 tỷ USD. Tính đến nay, thành phố có gần 6.500 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ky 40,9 tỷ USD…

Ông Liêm cũng cho biết thêm, hệ số sử dụng vốn (ICOR) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 dưới 3,45, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2016 - 2020 từ 6,5%/năm trở lên. Đến năm 2020 có ít nhất 25.000 hộ kinh doanh cá thể chuyển sang doanh nghiệp và có ít nhất 500.000 doanh nghiệp hoạt động; hằng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo…

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hồ CHí Minh – Sử Ngọc Anh, để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cao và ổn định, thành phố cần đột phá trong nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Mô hình tăng trưởng cần đổi mới theo hướng phát triển kinh tế tri thức, nâng cao năng lực cạnh tranh, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thành phố cũng ưu tiên phát triển nhanh dịch vụ, nhất là ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao, tiếp tục tập trung phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu trên cơ sở xác định chiến lược phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp sản xuất vưa và nhỏ, xác định sản phẩm chủ lực để tham gia chuỗi gia trị toàn cầu, ưu tiên đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, phát huy lợi thế từng ngành, từng sản phẩm.

Tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao; bố trí sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, hạn chế thu hút các dự án đầu tư mới thâm dụng lao động phổ thông. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thu hút mạnh các dự án sử dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường. Hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp tích cực, chủ động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do.

Bên cạnh đó, việc phát triển đô thị bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong xã hội để huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung nguồn lực vào các công trình, đề án thực hiện các chương trình đột phá của thành phố nhằm: giải quyết ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, chỉnh trang đô thị, nhà ở và hạ tầng khu vực trọng tâm, khu đô thị mới…

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội, chú trọng giải quyết tốt vấn đê lao động, tạo điều kiện để mọi người đều có việc làm, đủ điêu kiện sống và tái sản xuất sức lao động.

Tăng cường hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là nâng cao năng lực chuyên môn các trạm y tế xã, bệnh viện tuyến quận, huyện và phát triển chuyên môn cho đội ngũ quản lý, nhân viên y tế. Triển khai chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân tiếp cận giáo dục, y tế, văn hóa và thụ hưởng các thành quả phát triển của thành phố.