Tối 5/10 vừa qua (theo giờ Việt Nam), 12 nước tham gia đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong nhiều ngành kinh tế của các nước tham gia.
Một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất từ TPP là công Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Cụ thể, trong tổng số 30 chương về các điều chỉnh thương mại cùng các vấn đề có liên quan đã dành ra hẳn 2 chương cho lĩnh vực viễn thông, thương mại điện tử. Cùng với đó là hàng loạt các thay đổi có liên quan ở những chương khác.
Không có độc quyền trong viễn thông
Các thành viên TPP đều thống nhất việc đảm bảo mạng lưới viễn thông hiệu quả và đáng tin cậy tại mỗi quốc gia. Đây cũng là lần đầu tiên trong một hiệp định thương mại khu vực, các quy định tiếp cận mạng lưới hỗ trợ cạnh tranh được mở rộng đối với các nhà cung cấp điện thoại.
Cam kết của các các nước tham gia TPP đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong lãnh thổ của mình sẽ cung cấp sự kết nối nội địa, các dịch vụ cho thuê thiết bị, địa điểm dùng chung, và tiếp cận các cổng hoặc thiết bị khác theo các điều khoản, điều kiện hợp lý và thời gian kịp thời.
Nếu có yêu cầu cấp giấy phép, sẽ được đảm bảo minh bạch hóa về bất kỳ quy định nào trong lĩnh vực này và quy định đó không giới hạn các công nghệ cụ thể nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ trong nước.
Nhằm tránh các hành vi độc quyền, các quốc gia thành viên TPP thống nhất dựa trên áp lực thị trường và các đàm phán thương mại trong lĩnh vực viễn thông. Theo đó, hoạt động húc đẩy cạnh tranh sẽ được đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện khác nhau trong chuyển vùng di động.
TPP quy định rằng nếu một quốc gia lựa chọn quản lý mức phí dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế bán buôn thì quốc gia đó phải cho phép các nhà mạng từ các quốc gia thành viên không quản lý các dịch vụ điện thoại được hưởng lợi ích với mức phí thấp hơn.
Thương mại điện tử: Chấm dứt gửi tin nhắn rác
TPP quy định, các công ty và người tiêu dùng có thể tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công hợp pháp, chẳng hạn như quyền riêng tư. Đáng chú ý, các quốc gia thành viên TPP sẽ không yêu cầu các công ty cung cấp dữ liệu, mã nguồn phầm mềm ... để được phép hoạt động trong thị trường TPP.
Hiệp định này cũng nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹ thuật số này thông qua các biện pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm một cách rõ ràng.
Để bảo vệ người tiêu dùng, TPP duy trì các luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động thương mại gian lận và lừa bịp trực tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác sẽ có hiệu lực tại các thị trường TPP.
Các quốc gia thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử, TPP cũng khuyến khích các nước thành viên thúc đẩy thương mại không giấy tờ giữa các doanh nghiệp và chính phủ, chẳng hạn như các mẫu khai thuế quan được đưa ra dưới dạng điện tử, cũng như cung cấp chứng minh xác thực và chữ ký điện tử cho các giao dịch thương mại.
Các quốc gia TPP cũng thống nhất sẽ đẩy mạnh hợp tác về chính sách liên quan tới việc bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, sự đe dọa của tội phạm máy tính và khả năng của tội phạm máy tính.
Ngoài ra hàng loạt các chương khác của TPP cũng có tác động tới ngành ICT tại các khía cạnh như: sở hữu trí tuệ, lao động, rào kỹ thuật thương mại, mua sắm Chính phủ, cạnh tranh kinh doanh, môi trường chính sách ....
Lĩnh vực viễn thông sẽ được điều chỉnh theo diễn biến thị trường
|
Thư rác, tin nhắn rác sẽ bị nghiêm cấm trong thương mại điện tử
|