Trung Quốc: 4.000 người thiệt mạng mỗi ngày vì ô nhiễm không khí

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ô nhiễm không khí khiến trung bình 4.000 người Trung Quốc thiệt mạng mỗi ngày, với nguyên nhân chính là việc tiêu thụ than đá, một nghiên cứu mới đây cho biết.

Cụ thể, khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc thiệt mạng mỗi năm do các hạt bụi siêu nhỏ PM2.5s trong không khí ô nhiễm là tác nhân gây bệnh về tim mạch, đột quỵ, hen suyễn, chiếm 17% tỷ lệ tử vong tại Trung Quốc.
Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc đã ở mức đáng báo động.
Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc đã ở mức đáng báo động.
Richard Muller, giám đốc khoa học của tổ chức Berkeley Earth – đồng tác giả nghiên cứu của nghiên cứu cho biết: “Lần gần nhất tôi ở Bắc Kinh, mức ô nhiễm tại đây đã lên tầm đáng báo động”. Ông và đồng tác giả nghiên cứu Robert Rohde đã dành 4 tháng nghiên cứu các dữ liệu thu thập theo giờ tại 1500 nhà ga quản lý chất lượng khí tại Trung Quốc, sau đó sử dụng một mô hình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để nghiên cứu. Theo đó, 92% dân số Trung Quốc trải qua 120 giờ chịu đựng bầu không khí ô nhiễm kể từ 5/4/2014 đến 5/8/2015.
Khoảng 90% trong tổng số 161 thành phố được giám sát chất lượng không khí từ năm 2014 đã không đạt được các tiêu chuẩn chính thức, theo Cơ quan Thống kê Trung Quốc.
Bầu không khí tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bầu không khí tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Giới chức Trung Quốc đã ý thức được tình trạng ô nhiễm này khi các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, vốn thường xuyên ngập trong khói bụi thời gian gần đây. Họ đã đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng không khí mới, đưa các nhà ga quản lý vào hoạt động đồng thời đóng cửa một số lò than và di dời các nhà máy khỏi thành phố. Ước tính, 64 % nguồn tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc là từ than đá. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đầu tư cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường nước, không khí và nước với tổng số vốn 1,37 ngàn tỷ USD. Dự kiến, 2/3 số quỹ được sử dụng cho các kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đất cũng như khôi phục các nguồn đất đã bị ô nhiễm. Động thái này được cho là cấp thiết khi Bắc Kinh vừa được chọn làm chủ nhà cho Thế vận hội Olympic mùa Đông 2022.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần