70 năm giải phóng Thủ đô

Trung Quốc 'Căn hộ lý tưởng' ở thành phố đắt đỏ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dù tiếng còi xe tải om sòm trên con đường này mỗi đêm không phải là môi trường sống lý tưởng, song Feng đã thực tế khi nhận ra giấc mơ về một căn hộ xinh đẹp là ảo tưởng.

KTĐT - Dù tiếng còi xe tải om sòm trên con đường này mỗi đêm không phải là môi trường sống lý tưởng, song Feng đã thực tế khi nhận ra giấc mơ về một căn hộ xinh đẹp là ảo tưởng. Kế hoạch của anh rất khiêm tốn - những tấm xốp dày và nút bị lỗ tai để che đi những tiếng ồn khó chịu.

Anh Feng Zeng ở Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có một cách độc đáo để thoát khỏi nỗi lo lắng về mức giá đất "trên trời".

Người đàn ông 38 tuổi và gia đình đã sống trong một chiếc xe bus cũ bị bỏ hoang trong suốt 4 năm qua, gần đường East Third Ring của thành phố.

Dù tiếng còi xe tải om sòm trên con đường này mỗi đêm không phải là môi trường sống lý tưởng, song Feng đã thực tế khi nhận ra giấc mơ về một căn hộ xinh đẹp là ảo tưởng. Kế hoạch của anh rất khiêm tốn - những tấm xốp dày và nút bị lỗ tai để che đi những tiếng ồn khó chịu.
 
Feng có một cửa hàng sửa chữa xe máy nhỏ và kiếm được từ 40 đến 50 nghìn tệ mỗi năm (khoảng hơn 6.000 đôla). Điều đó có nghĩa là gia đình anh sẽ phải nhịn ăn để dành toàn bộ thu nhập trong vòng 8 năm trời mới đủ để bước chân vào một căn hộ rộng 70 mét vuông ở ngoại ô thành phố, được bán với giá khoảng 5.000 tệ mỗi mét vuông.

Feng mua chiếc xe bus bỏ đi này năm 2006, với giá 8.000 tệ và biến nó thành một căn hộ hai phòng, với tổng diện tích sàn chưa đầy 10 mét vuông.

Ở phía sau của chiếc xe bus, hai chiếc giường dùng cho vợ Feng và 3 đứa con nhỏ. Ở thân giữa chiếc xe có một cái bàn gỗ, trên đựng chiếc tivi 14 inch, một chiếc máy điều hòa và gương treo làm rộng phòng.

Feng ngủ trong khoang lái bé tí tẹo phía trước. Ngay cả chiếc vô lăng cũng trở thành vật dụng hữu ích - một chiếc móc quần áo.

Ngoài việc nóc xe dột khi trời mưa, vợ Feng cho biết cuộc sống 4 năm qua của họ "không đến nỗi tệ". Chị nói ở đây có nhiều lợi thế vì gần với chỗ làm của chồng và trường học của lũ trẻ.

Con gái lớn của họ, một nữ sinh trung học, đã viết trong nhật ký về ngày đầu tiên ở trên chiếc xe bus. "Chúng ta cuối cùng đã có 'nhà' ở thành phố này".

Còn Feng cho biết gia đình anh ở đây đơn giản vì không có lựa chọn nào khác. Ít nhất chỗ chui ra chui vào này còn tốt hơn nhiều căn nhà mà anh thuê trước đây.

"Nó là nhà tôi", anh nói vớiChinadaily. Anh và gia đình cũng hy vọng sẽ trở về thành phố quê hương vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau.

Giống như nhiều đô thị khác, thành phố Trịnh Châu hiện có 7 triệu dân, và giá nhà đã tăng kinh khủng trong vài năm gần đây, khiến người có thu nhập trung bình và thấp hầu như không thể với tới.