Nhưng liệu đây có phải “đôi đũa thần” cho hệ thống tài chính của Bắc Kinh? Được khởi xướng vào hồi tháng 3/2016, chương trình này đã buộc một số ngân hàng xóa bỏ những khoản nợ xấu cho các DN đang gặp khó khăn và đổi lại cổ phần tại các công ty này. Khối nợ khổng lồ Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang đau đầu giải quyết khối nợ khổng lồ của nước này, vốn đang ở mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng Trung Quốc đã tăng 51% trong năm 2015 lên 1,27 nghìn tỷ NDT. Tính đến tháng 2/2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng 35% so với cùng kỳ lên 2 nghìn tỷ NDT. Các khoản trích lập dự phòng nợ xấu đã làm xói mòn mức tăng lợi nhuận cũng như khả năng chi trả cổ tức. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của các DN phi tài chính tại Trung Quốc đã vượt quá 160% GDP tính đến tháng 5/2015 và đạt 200% GDP tính đến tháng 2/2016, bình quân mỗi người dân Trung Quốc phải gánh khoản nợ gần 26.000 NDT.
Những tranh cãi nảy lửa đã nổ ra về việc liệu Trung Quốc có thể chấn chỉnh lại hệ thống tài chính nhờ chương trình này. Chính quyền Bắc Kinh dự kiến triển khai chuyển đổi khoảng 1 nghìn tỷ NDT (khoảng 156 tỷ USD) nợ xấu thành cổ phần trong đợt đầu và sẽ mất khoảng 3 năm để tất cả các khoản nợ xấu hiện nay được giải quyết. Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng (CB) Wang Hongzhang nhận định, sẽ khó để đánh giá hiệu quả của kế hoạch này, dù chính quyền Bắc Kinh đã từng thực hiện thành công chính sách tương tự trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Khi đó, chính quyền Bắc Kinh đã mua lại số nợ xấu tương đương 1,4 nghìn tỷ NDT của các ngân hàng thông qua 4 công ty quản lý tài sản nhà nước. Việc Trung Quốc muốn thực hiện chính sách tương tự là điều dễ hiểu, bởi kế hoạch này đã thu được một số thành công nhất định trong quá khứ. Tuy nhiên, tình hình hiện nay phức tạp hơn giai đoạn đó. Kể từ năm 2004, các ngân hàng Trung Quốc đã buộc phải bán các khoản nợ xấu cho 4 quỹ AMC với mức giá ưu đãi nhưng tỷ lệ nợ xấu của Bắc Kinh vẫn leo thang lên mức kỷ lục. Điều này cũng khiến các AMC tỏ ra nao núng khi mua lại các khoản nợ này. Trong khi đó, những biến động mạnh trên thị trường tài chính Trung Quốc đã khiến nhà đầu tư và khách hàng mất niềm tin vào hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế, vốn là niềm tự hào của Trung Quốc hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ. Ngân hàng ngao ngán Nhiều ngân hàng lo ngại việc chương trình này sẽ khiến giá trị các mã cổ phiếu được chuyển đổi giảm sút, qua đó gây thiệt hại cho chính họ. Mặc khác, nợ xấu chuyển đổi được nợ xấu sang cổ phiếu nhưng tính thanh khoản của loại tài sản này không cao. Theo Hãng China Insight Group, kế hoạch của chính quyền Bắc Kinh nếu thực hiện thành công có thể thúc đẩy tiến trình cải cách của nền kinh tế nhưng với điều kiện phải có sự giám sát và thực hiện chặt chẽ. Mặt khác, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ còn biến động nhiều hơn.
Sản xuất ô tô là một trong những ngành kinh tế trụ cột của Trung Quốc đang bị đang sa sút. Nguồn: Internet |