Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc trước nguy cơ lạm phát trầm trọng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thị trường hiện đang tồn tại những ý kiến trái chiều trước việc liệu Trung Quốc có phải đã phản ứng quá chậm đối với lạm phát hay không, nhưng các nhà phân tích đều cho rằng, Trung Quốc đã đứng trước một thách thức to lớn.

KTĐT - Thị trường hiện đang tồn tại những ý kiến trái chiều trước việc liệu Trung Quốc có phải đã phản ứng quá chậm đối với lạm phát hay không, nhưng các nhà phân tích đều cho rằng, Trung Quốc đã đứng trước một thách thức to lớn.

Reuters tại Bắc Kinh đưa tin, mấy tháng trở lại đây, giá cả hàng hóa tại Trung Quốc tăng cao đột ngột, buộc các nhà hoạch định chính sách không chỉ phải lên tiếng cảnh báo mà còn phải đẩy nhanh việc thắt chặt tiền tệ, nhằm ngăn chặn nỗi lo lạm phát biến thành hiện thực. Tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc tăng 1,9%, mức cao nhất trong 13 tháng qua. Một số chuyên gia kinh tế đã loại bỏ các nhân tố như biến động giá thực phẩm và khí hậu xấu gây ảnh hưởng tới chỉ số CPI tăng, nhưng các nhân tố này có thể sẽ tác động nghiêm trọng tới các hoạt động của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng giá trong vài tháng tới.

Thông qua các biện pháp như gây sức ép tới việc đầu tư thị trường, khống chế tốc độ tăng của các khoản tín dụng và nâng lãi suất dự trữ tiền gửi của các ngân hàng, năm nay Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã nỗ lực thực hiện cam kết khống chế lạm phát.

Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc hồi sinh quá nhanh vào quý IV năm ngoái,cũng khiến chỉ số CPI tháng 12/2009 vượt hơn dự kiến, thêm vào đó là thuế xuất khẩu tăng lên đã buộc Ngân hàng trung ương phải từ từ thắt chặt tín dụng hoặc sớm nhất vào quý I/2010 sẽ nâng lãi suất.

Khi thảo luận về các số liệu kinh tế của Trung Quốc, một chuyên gia kinh tế đến từ Ngân hàng HSBC cho biết, “có thể nói, điều này sẽ không chỉ làm gia tăng thêm những dự đoán về lạm phát, hơn nữa những dự đoán này có thể tự hình thành”.

Việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt chính sách tiền tệ đặc biệt quan trọng đối với thị trường quốc tế. Thị trường hiện đang tồn tại những ý kiến trái chiều trước việc liệu Trung Quốc có phải đã phản ứng quá chậm đối với lạm phát hay không, nhưng các nhà phân tích đều cho rằng, Trung Quốc đã đứng trước một thách thức to lớn.

Năm ngoái, các khoản vay mới của Trung Quốc đã lập mốc cao kỷ lục lên tới 9600 tỷ NDT, và các khoản vay trong hai tuần đầu của tháng 1/2010 cũng lại tăng thêm 1100 tỷ NDT. Điều này khiến cho ngân hàng trung ương áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số ngân hàng.

Ngoài ra, cùng với sự quay đầu của lạm phát, những đóng góp của lãi suất tiền gửi Trung Quốc đối với mong muốn gửi tiền của người tiêu dùng chỉ tương đương với 35 điểm cơ bản. Điều này sẽ tiếp tục khiến người tiêu dùng chuyển sang đầu tư vào thị trường cổ phiếu và thị trường bất động sản để tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn, khiến những nỗ lực kìm chế tăng giá của chính phủ Trung Quốc càng gặp nhiều trở ngại hơn.

Khống chế lạm phát được dự đoán là một công việc lâu dài của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu muốn xem xét những dự báo của người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với chiều hướng của giá cả, thì việc này không chỉ là một môn khoa học tại Trung Quốc mà là một môn nghệ thuật. Trung Quốc thiếu một thị trường chứng khoán móc nối với lạm phát, hơn nữa hầu như chưa thiết lập một cuộc điều tra có liên quan đến việc theo dõi quan điểm của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Một chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs lo ngại, Trung Quốc sẽ không thể điều chỉnh được tỷ giá, xuất khẩu năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trưởng. Điều này cho thấy, chính phủ cần phải thông qua các biện pháp để từ từ làm nguội nhu cầu nội địa, nhưng biện pháp này sẽ không đủ để kìm chế tăng giá.

Theo báo cáo của vị chuyên gia này, “mặc dù lập trường của chính sách thắt chặt đã rõ ràng, nhưng chúng ta sẽ vẫn thấy lạm phát tiếp tục tăng lên”.