Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận của T.Ư; đặc biệt là nhất trí ban hành 3 nghị quyết về: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Bổ sung nhiều nội dung mới về kinh tế thị trườngKhẳng định xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hoàn thiện thể chế kinh tế phải đi đôi với đổi mới, hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộ của toàn hệ thống chính trị; xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng XHCN; giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo đó, nhiệm kỳ này, tập trung thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Đó là hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thể chế về phân phối kết quả làm ra để giải phóng sức sản xuất, tạo động lực và nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. Hoàn thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có chính sách đột phá tháo gỡ những vướng mắc, tạo thuận lợi hỗ trợ DN phát triển trên cơ sở đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Hoàn thiện thể chế về phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, về giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để tranh thủ những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Đổi mới vai trò, chức năng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước, đặc biệt là năng lực, hiệu quả thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện chính sách, luật pháp của Nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị.Phát huy vai trò then chốt trong khu vực kinh tế Nhà nướcTheo Tổng Bí thư, T.Ư thống nhất nhận định: Mặc dù còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nhưng nhìn tổng thể, DNNN đã nỗ lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, không ngừng đổi mới, đạt được nhiều kết quả. Thời gian tới, cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả để DNNN thực sự phát huy được vai trò, vị trí then chốt trong khu vực kinh tế Nhà nước, là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới, có tính đột phá vừa được T.Ư nhất trí cao thông qua. Đẩy mạnh chuyển đổi hầu hết các DNNN thành DN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu. Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, DN, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản…Cơ cấu lại, đổi mới các DNNN đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị DN; thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của DNNN; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản Nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi loại hình DN nói chung với chức năng chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại DN, cũng như với chức năng quản trị kinh doanh của DNNN nói riêng.Tổng Bí thư nhấn mạnh: Khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát DN và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại DN; chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại DN. Kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành "nhóm lợi ích", "sân sau" thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và DN.Kinh tế tư nhân - động lực quan trọng của nền kinh tếĐề cập đến vấn đề kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư chỉ rõ: Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, đến nay đã "là một động lực quan trọng" để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Trên thực tế, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 39% - 40% trong GDP; đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.Để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, theo Tổng Bí thư, trước hết, cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể làm nòng cốt để bảo đảm xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại.Phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phong trào khởi nghiệp. Tạo thuận lợi để các hộ, cá nhân tự nguyện liên kết hình thành doanh nghiệp hoặc các hình thức tổ chức hợp tác khác. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức cần có sự đột phá trong tư duy và hành động, kiên trì đổi mới, hoàn thiện, tổ chức thực hiện thật tốt luật pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với quy luật thị trường và thông lệ, chuẩn mực quốc tế; xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động; đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch; ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, đặc biệt là phòng chống mọi biểu hiện của "chủ nghĩa tư bản thân hữu", quan hệ "lợi ích nhóm", "thao túng chính sách", cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính.Tổng Bí thư yêu cầu, các doanh nhân, DN chủ động, tích cực hơn nữa trong đổi mới quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DN. Tăng cường liên kết sản xuất, tham gia chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới, xây xựng thương hiệu và "chữ tín" trong kinh doanh.Chăm lo đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Thực hiện nghiêm mọi quy định của pháp luật, nhất là quy định của pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên, môi trường…Tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận của Trung ươngVề kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016, Tổng Bí thư nêu rõ, Ban Chấp hành T.Ư nhất trí cao với nội dung của Báo cáo và khẳng định điểm mới của việc kiểm điểm lần này là đã gắn việc kiểm điểm công tác năm với việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 Khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc tiến hành kiểm điểm đã được chuẩn bị rất nghiêm túc, chu đáo, bài bản; diễn ra trong không khí thẳng thắn, chân tình, cầu thị. T.Ư đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian tới cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, với quyết tâm cao hơn để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt, cụ thể hơn nữa, giải quyết có hiệu quả những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dư luận xã hội; củng cố và tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng.Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành T.Ư đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh do có khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ trong thời kỳ là Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân đồng chí. Theo Tổng Bí thư, với tinh thần trách nhiệm cao, khách quan, công tâm, nghiêm túc, Ban Chấp hành T.Ư đã xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII. Đây là bài học sâu sắc không chỉ đối với đồng chí Đinh La Thăng mà đối với tất cả chúng ta.Đề cập tới Ba Nghị quyết chuyên đề về kinh tế được T.Ư ban hành tại Hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đây là những vấn đề cốt yếu, đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm do Đại hội XII đã đề ra về phát triển kinh tế - xã hội. “Tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận của T.Ư tại Hội nghị lần này sẽ góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống, tạo khí thế mới trong toàn Đảng, toàn dân ta, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh” - Tổng Bí thư chỉ rõ và đề nghị từng đồng chí Ủy viên T.Ư, theo cương vị công tác của mình, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm cá nhân, cùng với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các Nghị quyết, Kết luận của T.Ư.Nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An: Cụ thể hóa các nghị quyết để phát triển đất nước Các nội dung hội nghị T.Ư 5 đặt ra đều rất trúng và đúng trong giai đoạn hiện nay. Tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng phát triển kinh tế mà T.Ư đề cập đến, trong đó thẳng thắn nêu lên nhiều tồn tại và đề ra các giải pháp khắc phục, triển khai phù hợp trong thời gian tới. Tôi mong rằng những nội dung về thể chế kinh tế, cổ phần hóa DN Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ sớm được cụ thể hóa để tạo động lực mới cho đất nước phát triển. PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ: Đảng đã tạo thêm được niềm tin của Nhân dân Bà Đỗ Thị Luyện – Bí thư chi bộ 1, phường Trung Phụng, quận Đống Đa: Mong Đảng nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước Ông Nguyễn Bá Nho - Giám đốc Công ty Nam dược Sóc Sơn: Cần tiếp tục tạo thuận lợi cho DN Thời gian qua, các quyết sách như không hình sự hóa các hoạt động kinh tế, tạo thuận lợi cho DN… đã thổi một luồng gió mới, khiến DN tư nhân mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự chuyển biến mới nhận thấy rõ nét ở cấp T.Ư, còn ở các cấp chính quyền cơ sở đâu đó vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, hành DN. DN tư nhân vẫn khốn khổ vì phải mất phí “bôi trơn” để được việc. Nếu hàng tháng cứ phải đón tiếp đoàn kiểm tra thì tốn kém chi phí và rất mất thời gian. Đây cũng là điều cần tháo gỡ để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. Nhóm PV KT&ĐT |