Nguyễn Ngọc : Em được biết năm nay các trường đều giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Vậy, việc giảm chỉ tiêu có ảnh hưởng tới điểm chuẩn xét tuyển vào các ngành không? Liệu điểm chuẩn năm nay sẽ cao hơn năm trước?
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Học Viện Ngân hàng: Không phải các trường đều giảm chỉ tiêu tuyển sinh như em nghĩ đâu! Em hãy đọc “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013” mà Bộ GD&ĐT đã phát hành để biết chỉ tiêu của các trường nhé. Còn điểm chuẩn xét tuyển vào các trường, các ngành và các năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như chất lượng thí sinh dự thi, đề thi, chỉ tiêu…) nếu các yếu tố khác không đổi, chỉ tiêu giảm thì điểm chuẩn sẽ tăn, nhưng điểm chuẩn năm nay cao hay thấp hơn năm trước thời điểm này chưa có cơ sở để dự đoán đâu em nhé.
- TS Vũ Viết Bình - Phó trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội: Điểm trúng tuyển vào một ngành học tùy thuộc vào chỉ tiêu, số thí sinh đăng ký dự thi và kết quả thi của thí sinh đăng ký vào ngành học đó. Vì thế, không thể xác định được điểm chuẩn năm nay cao hơn hay thấp hơn các năm trước được. Điều quan trọng là em xác định được ngành học nào mà em yêu thích, say mê quyết tâm được học ngành học đó để em tập trung nỗ lực học tập, ôn luyện đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh, khi đó em sẽ thoát khỏi tâm lý băn khoăn lo lắng về điểm chuẩn cao hay thấp, chỉ tiêu tăng hay giảm.
- GS.TS Phạm Ngọc Quý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi : Trường ĐHTL không tăng không giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013. Còn điểm chuẩn sẽ tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi và chất lượng thi của thí sinh.
Dương Công : Cả trường ĐH kinh tế của ĐH QGHN, Học viện Ngân hàng, ĐH Thủy lợi đều có đào tạo ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính-Ngân hàng. Xin các thầy cho biết về sự khác biệt trong chương trình đào tạo của 2 ngành này. Trường có cách đào tạo như thế nào để SV tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu công việc? Nếu đang học ngành Tài chính-Ngân hàng của trường, em muốn chuyển sang học ngành này của trường khác có được không?
- TS Vũ Viết Bình – Phó Ban đào tạo – ĐH Quốc gia Hà Nội: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, một ngành học có 1 hoặc nhiều chương trình đào tạo tùy theo mục tiêu đào tạo, điều kiện và năng lực tổ chức quản lý đào tạo. Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của trường ĐHKT thuộc ĐHQGHN là 1 trong 7 chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế ở ĐHQGHN do các giáo sư nước ngoài và giảng viên giỏi trong nước giảng dạy bằng tiếng Anh và hướng dẫn NCKH. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn đạt trình độ quốc tế, SV được ưu tiên hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 17 triệu đồng/năm, trong đó có kinh phí học học tiếng Anh tập trung 1 năm tại trường ĐHNN để đạt trình độ C1 tương đương 6.0 IELTS và có cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh ở nước ngoài trong thời gian hè. SV có kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội được nhận học bổng toàn phần hoặc bán phần của chương trình và học bổng của các doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ, có cơ hội được đi đào tạo ở nước ngoài. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
Ngành Tài chính-ngân hàng của trường ĐHKT thuộc ĐHQGHN có 2 chương trình đào tạo: CTĐT chuẩn và CTĐT chất lượng cao. Đối với CTĐT CLC, sau khi trúng tuyển nhập học, SV được đăng ký xét tuyển vào học chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định riêng của đơn vị đào tạo; được hỗ trợ kinh phí đào tạo 7,5 triệu đồng/năm, được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ B2 tương đương 5.0 IELTS. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân chất lượng cao.
Việc chuyển trường thực hiện theo quy chế đào tạo đại học chính quy của Bộ GD&ĐT và những quy định riêng của mỗi trường đại học. Chỉ những sinh viên đã học hết năm thứ nhất có kết quả học tập đáp ứng theo yêu cầu của nhà trường và có kết quả thi đại học đúng ngành, đúng khối thi bằng điểm chuẩn trở lên của ngành đó mới được xem xét có được chuyển trường hay không.
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Học Viện Ngân hàng: Đối với HVNH thì TCNH là ngành “cốt lõi” có lịch sử đào tạo hơn 50 năm, còn ngành QTKD mới mở gần đây. Các ngành đào tạo khác nhau thì đương nhiên chương trình đào tạo phải khác nhau và cũng có sự khác biệt nhất định giữa các trường cùng đào tạo ngành đó.
- HVNH chú trọng tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo và phát triển theo hướng đại học ứng dụng. Sinh viên ngoài việc lĩnh hội tri thức chuyên môn sâu, còn được trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng các vị trí công việc theo nhu cầu xã hội và các nhà tuyển dụng.
- Vấn đề chuyển trường phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Quy chế đào tạo (điều 18, QC 43) song giữa các trường cùng đóng trên địa bàn nội thành Hà nội chắc sẽ không có lí do chính đáng để được chấp thuận xin chuyển trường kể cả trong trường hợp điểm dự thi bằng hoặc cao hơn điểm đầu vào của trường xin chyển đến.
PGS. TS Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh Đức Giang
Văn Hà : Năm học 2013 – 2014, các trường có học bổng dành cho sinh viên năm thứ nhất không ạ? Nếu có sẽ gồm những loại học bổng nào, áp dụng cho trường hợp nào?
- GS.TS Phạm Ngọc Quý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi : Đối với sinh viên khi mới nhập học, Trường ĐHTL không cấp học bổng, chỉ có các nhà tài trợ sẽ cấp học bổng khuyến học cho sinh viên mới nhập học có hoàn cảnh đặc biết khó khăn hoặc có điểm thi tuyển sinh cao vào trường.
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Học Viện Ngân hàng: Học viện Ngân hàng có rất nhiều loại hình học bổng dành cho SV, không chỉ SV năm thứ nhất mà hàng năm căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của của SV, nhà trường sẽ xét và cấp: học bổng khuyến khích học tập; học bổng của thống đốc NHNN; học bổng của các NHTM …
- TS Vũ Viết Bình - Phó trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội: Năm học 2013-2014 cũng như những năm học trước, trường ĐH Quốc gia Hà Nội có rất nhiều loại học bổng từ Ngân sách nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân, quỹ học bổng trong và ngoài nước. Một số đơn vị đào tạo đã dành cho thí sinh trúng tuyển với kết quả thi tuyển sinh cao từ 29,5 điểm trở lên xuất học bổng toàn khóa học với trị giá lớn. Em xem chi tiết trên trang web của các đơn vị (http://vnu.edu.vn/admission/home/)
Vũ Cúc : Thưa thầy, em đang là học sinh lớp 12. Em định thi Học viện Ngân hàng nhưng có thông tin đóng cửa một số ngành Kinh tế? Thông tin này có chính xác không?
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Học Viện Ngân hàng: Thông tin đó là không chính xác, chỉ tiêu tuyển sinh của HVNH năm nay vẫn giữ ổn định như nhiều năm qua, em hãy đọc“Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013” mà Bộ GD&ĐT đã phát hành và vào trang thông tin tuyển sinh trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT hoặc website của trường theo địa chỉ www.hvnh.edu.vn để biết thêm chi tiết.
Minh Đức : Thưa thầy, xu thế hiện nay, học sinh chạy theo các ngành khoa học tự nhiên, kinh tế rất nhiều trong khi đó ĐHQG có trường XHNV. Xu hướng của các trường ĐH NV như thế nào?
- TS Vũ Viết Bình – Phó Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội: Hiện nay không cứ gì ĐHQG Hà Nội mà một số trường ĐH trong cả nước có tình trạng thí sinh quan tâm vào các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, luật trong khi những ngành đào tạo cơ bản ít được phụ huynh và thí sinh quan tâm. Việc lựa chọn này có điều kiện khách quan và chủ quan, vì thế 2 năm nay, Đảng và nhà Nước có quan tâm, đầu tư và định hướng nguồn nhân lực các ngành đào tạo cơ bản. Chính phủ đã phê duyệt và đầu tư kinh phí không nhỏ cho 14 ngành khoa học cơ bản của trường ĐH Quốc gia Hà Nội (khối ngành tự nhiên là 7 và nhân văn là 8). Cụ thể, các ngành khoa học cơ bản được hỗ trợ kinh phí học tập tối thiểu bằng học phí cho sinh viên và các sinh viên sẽ được cấp 1 khoản kinh phí tối thiểu bằng học phí sinh viên phải đóng và từ năm thứ hai thì khoản kinh phí này sẽ cao hơn. Cụ thể, các ngành thuộc ĐH KHTN đó là Khoa học vật liệu, Kĩ thuật địa chất, Thủy văn học, Địa lý tự nhiên, Hải dương học, Thủy văn học, Quản lý tài nguyên và môi trường, Khoa học đất, Triết học, Lịch sử, Văn học, Hán nôm, Nhân học, Việt Nam học.
GS.TS Phạm Ngọc Quý -Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi đang trả lời bạn đọc buổi giao lưu. Ảnh Đức Giang
Nguyễn Giang : Xin hỏi tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ĐHQGHN năm nay là bao nhiêu. Chỉ tiêu như vậy có phù hợp với cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, đảm bảo chất lượng đào tạo hay không. Bởi vì như tôi được biết, có trường chỗ để xe cho sinh viên còn không có, thư viện thì nhỏ bé, sinh viên không có chỗ ngồi tự học, phải ngồi cả ra hành lang, lối đi để học…. Đại học Quốc gia Hà Nội có rơi vào tình trạng như thế?
- TS Vũ Viết Bình – Phó Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội: Trường ĐH Quốc gia Hà Nội không rơi vào tình trạng như bạn nêu ra trong câu hỏi. Năm 2013, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 5.454. Trường đã công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh của toàn trường và mỗi ngành, mỗi đơn vị căn cứ vào các tiêu chí, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo.
Trần Thảo : Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông có xét học bổng đầu tiên cho SV năm thứ nhất không?
- TS NguyễnThị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông: Năm học 2013 – 2014, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông có dành học bổng cho SV năm thứ nhất. Xét theo quy chế, SV phải đạt loại khá trở lên.
Dương Giang : Em được biết ĐHQG có đào tạo bằng kép, nhưng em không hiểu cụ thể như thế nào? Trường đào tạo bằng kép những ngành nào và điều kiện theo học?
- TS Vũ Viết Bình – Phó Ban đào tạo – ĐH Quốc gia Hà Nội: Đào tạo bằng kép là đào tạo cùng lúc hai chương trình đào tạo: Sau năm học thứ nhất trở đi, nếu có nguyện vọng và có điểm trung bình chung học kỳ tính đến thời điểm đăng ký học bằng kép đạt từ 2,5 trở lên, sinh viên sẽ được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ở các đơn vị đào tạo trong ĐH Quốc gia Hà Nội để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng đại học chính qui. Thông tin chi tiết thường xuyên được cập nhật trên website của các đơn vị đào tạo, vì vậy, em vào website của các đơn vị đào tạo để biết chi tiết những ngành có đào tạo bằng kép. (http://vnu.edu.vn/admission/home/)
Hà Linh : Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông không tổ chức thi cao đẳng. Vậy học sinh muốn vào học ở trường thì phải làm thủ tục như thế nào?
- TS Nguyễn Thị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông: Thủ tục cần làm:
1. Nếu thí sinh (TS) đăng ký NV1 vào một trường ĐH hoặc CĐ không tổ chức thi thì phải "mượn" một trường ĐH, CĐ có tổ chức thi khối thi đó để thi và lấy điểm xét. Như vậy, thí sinh phải nộp hồ sơ, lệ phí tuyển sinh và dự thi tại một trường tổ chức thi có cùng khối thi để lấy kết quả tham gia xét tuyển vào trường có nguyện vọng học (NV1).
2. Đối với NV2:
- Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ bắt đầu in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho những thí sinh có điểm trên sàn nhưng không đủ điểm trúng tuyển. Theo quy định, thí sinh sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả trước ngày 20/8/2013.
- Ứng với mỗi khối thi, bạn sẽ nhận được hai giấy chứng nhận kết quả, trên đó có đầy đủ thông tin về điểm các môn thi, thông tin về khu vực, đối tượng ưu tiên. Thí sinh sẽ ghi xét tuyển NV2 lên phiếu này và gửi về trường có nguyện vọng xét tuyển.
Hữu Mã : Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông có thể cho biết kế hoạch tuyển sinh năm học mới 2013 của trường?
- TS NguyễnThị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông : Kế hoạch tuyển sinh của trường vào năm 2013:
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 900. Trong đó:
+ Cao đẳng Điều dưỡng: 500
+ Cao đẳng Dược: 200
+ Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm: 100
+ Cao đẳng Hộ sinh: 100
- Đối tượng tuyển: Thí sinh dự thi đại học cao đẳng khối A,B năm 2013 theo đề thi chung của BGD&ĐT
- Hình thức tuyển: Xét tuyển:
Dự kiến: 3 đợt:
Đợt 1: Từ 10/8/2013 – 20/08/2013
Đợt 2: Từ 25/8/2013 – 20/09/2013
Đợt 3: Từ 30/09/20113 – 30/10/2013
Phương Linh : Chương trình của Học viện Ngân hàng là mấy năm và có gì khác biệt với các chương trình đào tạo khác đang có ở Việt Nam?
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Học Viện Ngân hàng: Chương trình đào tạo của HVNH bậc đại học là 120 tín chỉ- thời gian đào tạo 4 năm; bậc cao đẳng là 90 TC- thời gian đào tạo 3 năm.
Chương trình đào tạo của HVNH có sự khác biệt so với chương trình đào tạo của các trường khác là được thiết kế theo hướng chuyên sâu. Khi vào học SV được tự do lựa chọn hướng chuyên sâu mà mình yêu thích, phù hợp theo từng vị trí công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp ra trường.
TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Học Viện Ngân hàng đang trả lời trực tuyến. Ảnh Đức Giang
Thu Anh : Thưa GS.TS Phạm Ngọc Quý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, em muốn biết cụ thể ngành Kĩ thuật trắc địa-bản đồ sau này sẽ làm những công việc gì? Chương trình ngành học này được thiết kế như thế nào?
- GS.TS Phạm Ngọc Quý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi: Trường chính thức dạy năm nay là năm thứ 2. Tuy nhiên, đội ngũ giảng dạy đã có ngay từ khi trường được thành lập. Khi các em ra trường có thể làm bất kể ngành nghề gì liên quan đến bản đồ, trắc địa, cũng như sửa chữa liên quan đến bản đồ. Cụ thể, Kỹ sư Kỹ thuật trắc địa - bản đồ có thể công tác trong các lĩnh vực: Trắc địa, địa chính, bản đồ, quy hoạch thành phố, nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, quản lý đất đai, quy hoạch và sử dụng đất, khảo sát thi công công trình, quan trắc biến dạng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, xây dựng dân dụng, công nghiệp...
Minh Hải : Em nộp hồ sơ vào ngành Kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Nếu trong kì thi năm nay em đạt được số điểm cao đủ vào các ngành khác thì em có thể chuyển ngành không? Triển vọng nghề nghiệp của ngành Kinh tế phát triển?
- TS Vũ Viết Bình – Phó Ban đào tạo – ĐH Quốc gia Hà Nội: Nếu em đã đủ điểm trúng tuyển vào ngành Kinh tế phát triển em sẽ nhận được giấy báo trúng tuyển nhập học và không được chuyển sang học ngành khác mặc dù em đạt điểm trúng tuyển vào ngành học đó.
Anh Minh :Thầy cho biết điểm chuẩn năm nay của trường ĐH Thủy Lợi tăng hay giảm?
- GS.TS Phạm Ngọc Quý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi: Điểm chuẩn không biết trước được, mà phụ thhuộc do lượng thí sinh dự thi và mức độ khó của đề thi. Qua tổng kết 10 năm của trường, điểm vào trường không phải điểm cao, mà cũng không thấp. “Hãy lấy người yêu mình”, lấy thí sinh yêu mến trường mình.
Nguyên Phong : Cho em hỏi các ngành khối A ở ĐHQG Hà Nội ngành nào có điểm chuẩn "mềm" nhất.
- TS Vũ Viết Bình, Phó Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội: Ở ĐH QG Hà Nội, (có lẽ cũng như ở đa số các trường ĐH khác) không có ngành nào có điểm chuẩn “mềm” nhất cả.
Minh Tuấn : Tiêu chí xét tuyển của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, ngoài những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường có tiêu chí nào ưu tiên cho thí sinh mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như thương hiệu của Nhà trường?
- TS Nguyễn Thị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông: Xét tuyển đợt 1: Ưu tiên thí sinh có nguyện vọng một vào học tại trường, và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Hồng Linh: Năm nay Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông có tuyển sinh Cao đẳng liên thông không? Chỉ tiêu bao nhiêu? Loại hình đào tạo như thế nào?
- TS Nguyễn Thị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông : Năm 2013 Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông có tuyển sinh Cao đẳng liên thông..
- Chỉ tiêu: 100
- Loại hình đào tạo: Chính quy
Kim Ngân : Thưa thầy! Năm nay khối ngành kinh tế giảm chỉ tiêu, thầy có thể cho biết điểm chuẩn năm nay của Học viện Ngân hàng có tăng cao không ạ? Trong tình hình thừa nhân lực ngành kinh tế hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế ra trường có gặp nhiều khó khăn về xin việc không ạ? Mong thầy tư vấn giúp em.
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Học Viện Ngân hàng: Điểm chuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố nên khó có thể dự báo ở thời điểm này. Đúng là nhân lực khối ngành kinh tế hiện tại có thể đã bão hòa, do kinh tế suy thoái nên việc tuyển dụng nhân lực của các ngành kinh tế giảm đi, SV ra trường xin việc làm khó khăn hơn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển có tính chu kỳ, nay vào học 4 năm sau ra trường sẽ khác, có thể sẽ rất thuận lợi về việc làm. Mặt khác, nền kinh tế luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi vậy cùng với việc lựa chọn ngành nghề, trường đào tạo, khi vào học hãy nỗ lực cao để có kết quả học tập tốt thì chắc chắn các em sẽ có lợi thế, sẽ được các nhà tuyển dụng đón nhận bất kể bối cảnh nền kinh tế khó khăn như thế nào
TS Vũ Viết Bình - Phó trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đang trả lời trực tuyến. Ảnh: Đức Giang
Ngân Khang : Sinh viên tốt nghiệp của học viện Ngân hàng được những hỗ trợ gì trong việc tìm việc làm sau khi ra trường?
- - TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Học Viện Ngân hàng: Học viện Ngân hàng có nhiều hình thức hỗ trợ SV ra trường tìm kiếm việc làm như thành lập bộ phận tư vấn việc làm thuộc phòng QLNH để cung cấp thông tin tuyển dụng và tư vấn cho người học; hàng năm phối hợp với các NHTM và các Tổ chức tín dụng mở “Hội chợ việc làm” tại trường để cung cấp cơ hội cho sinh viên …
Đức Hải : Thưa thầy Bình, em muốn thi vào khoa Công nghệ Sinh học nhưng em không biết sau nay sẽ làm việc gì, và có dễ xin việc không. Em mong các thầy tư vấn giúp em!Em cảm ơn nhiều.
- TS Vũ Viết Bình – Phó Ban đào tạo – ĐH Quốc gia Hà Nội: Ngành Công nghệ sinh học tuyển khối A, A1 và B. SV tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học có nhiều cơ hội làm việc tại các cơ quan nghiên cứu về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, y học, sinh học, dược học, môi trường…
Và em có thể tìm hiểu thêm các chuyên ngành về nuôi cấy mô, chuyển đổi gen, đột biến gen, các công nghệ liên quan đến sinh học phân tử... và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực đời sống rất nhiều nên cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào năng lực và kết quả học tập của em.
Đức Chính : Năm nay Học viện Ngân hàng có tuyển sinh nhóm ngành Quản trị Kinh doanh, Tài chính nữa không?
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Học Viện Ngân hàng: Năm nay HVNH tuyển 1100 chỉ tiêu ngành TCNH; 250 chỉ tiêu ngành QTKD. Em hãy đọc“Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013” mà Bộ GD&ĐT đã phát hành và vào trang thông tin tuyển sinh trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT hoặc website của trường theo địa chỉ www.hvnh.edu.vn để biết thêm chi tiết.
Hằng Ngân : Các thí sinh đã đạt điểm sàn kỳ thi ĐH năm 2013 có được xét tuyển vào Học viện Ngân hàng không? Nếu dưới điểm sàn thì thế nào?
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Học Viện Ngân hàng: Thí sinh đạt điểm sàn kỳ thi ĐH năm 2013 đều có thể tham gia xét tuyển vào HVNH cũng như tất cả các trường đại học khác nhưng có trúng tuyển hay không lại là vấn đề khác. Các trường xét tuyển theo chỉ tiêu và lấy điểm từ cao xuống thấp, nếu đủ điểm chuẩn vào ngành dự thi hoặc điểm sàn vào trường thì em mới trúng tuyển. Nếu dưới điểm sàn đại học, em có thể dự xét tuyển vào bậc học cao đẳng dưới điểm sàn cao đẳng có thể đăng ký học bậc trung cấp.
Hoàng Linh : Trong Kỳ tuyển sinh năm nay, có sự thay đổi trong việc xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Thầy có thể giúp các bạn thí sinh hiểu rõ hơn thông tin này?
- TS Vũ Viết Bình – Phó Ban đào tạo – ĐH Quốc gia Hà Nội: Theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục-Đào tạo, xin thống nhất với em rằng, không gọi là xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mà là xét tuyển bổ sung. Thí sinh không trúng tuyển vào ngành ĐKDT nhưng đạt từ điểm sàn Cao đẳng của Bộ Giáo dục-Đào tạo trở lên sẽ nhận được 3 Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi và chữ ký của Chủ tịch HĐTS. Thí sinh sử dụng các Giấy chứng nhận kết quả thi đó để đăng ký xét tuyển bổ sung vào ngành học cùng khối thi và còn chỉ tiêu mà các trường đã công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi công bố điểm trúng tuyển đợt 1. Thời gian xét tuyển bổ sung kéo dài đến 30/10, mỗi đợt chỉ xét tuyển bổ sung là trong vòng 20 ngày. Các em nên nhớ chính xác thời gian để có thể đăng kí bổ sung và đáp ứng được nguyện vọng cho hiệu quả.
TS Nguyễn Thị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông đang trả lời trực tuyến
Hoàng An : Thưa cô, các ngành Điều dưỡng hiện nay nhu cầu nhân lực rất cao đúng không ạ? Em rất thích ngành Y nhưng em băn khoăn những chuyên nành nào đang còn thiếu nhân lực hiện nay? Em cảm ơn cô!
- TS NguyễnThị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông: Tất cả nhóm ngành sức khỏe đều thiếu so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân hiện nay. Tuy nhiên, theo thực tế chỉ thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao từ bậc Cao đẳng trở lên như: Cao đẳng Hộ sinh (Điều dưỡng sản phụ khoa), một số nhóm ngành bác sĩ chuyên khoa như: Chuyên khoa tâm thần, nhi, giải phẫu bệnh…
Minh Quốc : Em chào thầy, em muốn hỏi thầy muốn thi đỗ vào trường ĐH Quốc gia Hà Nội có chỗ ăn, ở, không ạ?
- TS Vũ Viết Bình - Phó trưởng ban Đào tạo - ĐHQGHN: Trường đã công bố công khai trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 là dành 1200 chỗ ở trong KTX cho sinh viên năm thứ 1. Những sinh viên học chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế được ưu tiên ở KTX. Khu KTX của ĐHQGHN đều đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ăn, ở, học tập.
Phan Linh : Nếu thi đỗ vào trường Cao đẳng Y tế Hà Đông , liệu có chỗ ăn, chỗ ở cho sinh viên trường không?
- TS NguyễnThị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông: Trường có hai tòa KTX, nhà trường bố trí 700 chỗ ở KTX. Nhưng không thể đáp ứng hết nhu cầu và điều kiện của sinh viên. Thế nên trường ưu tiên cho đối tượng ở xa và các em trong diện chế độ, chính sách.
Mai Linh : Xin thầy cho biết, cơ sở vật chất dành cho giải trí sau giờ học của sinh viên Học viện Ngân hàng như thế nào?.
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Học Viện Ngân hàng: Hiện tại mặc dù khuôn viên dù chưa rộng rãi nhưng nhà trường đã quan tâm đến những khu vực vui chơi giải trí cho các em như: sân vận động, sân chơi bóng chuyền, bóng rổ, có CLB để sinh viên có thể tổ chức các sinh hoạt tập thể, vui chơi ngoài giờ học.
Lan Phương : Môi trường học tập (cơ sở vật chất, giải trí) dành cho các bạn SV, đặc biệt là môi trường thực hành của Học viện Ngân hàng như thế nào?
- TS Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Học Viện Ngân hàng: Môi trường đào tạo trong đó có cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của HVNH ngày càng được tăng cường đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác đào tạo. Đặc biệt, HVNH có Trung tâm thực hành được xây dựng hiện đại với các phần mềm mô phỏng hoạt động của NHTM, TTCK… cùng với chương trình thực tập cuối khóa tại các NHTM, các tổ chức kinh tế làm cho SV nắm bắt thực tế sống động ngay trong quá trình đào tạo theo phương châm “học đi đôi với hành”.
Các khu vực giảng đường khang trang, được trang bị hiện đại, 100% giảng đường được trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật phục việc dạy và học. Nhà trường có thư viện điện tử. Sinh viên có thể kết nối với tư liệu tham khảo của một số trường ĐH trên thê giới.
Về ký túc xá của trường hiện tại có thể nói chưa đáp ứng được đủ nhu cầu của sinh viên. Nhà rường dành khoảng 500 suất mỗi năm cho SV khóa mới nhập học, ưu tiên các sinh viên thuộc diện đối tượng chính sách ưu tiên, sinh viên vùng cao, biên giới, hải đảo.
Sắp tới nhà trường xây dựng thêm khu KTX cao tầng hiện đại sẽ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu ở nội trú của SV.
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến
Tâm Anh :Bộ GD&ĐT khuyến cáo các trường cần dựa vào quy hoạch nguồn nhân lực để mở ngành và xác định chỉ tiêu. ĐHQG có gặp khó khăn gì trong việc điều tiết này khi mà nhiều trường thường vẫn tuyển sinh theo cách có gì đào tạo nấy vì phải phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, thay vì đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội?
- TS Vũ Viết Bình - ĐHQG Hà Nội: ĐH QGHN là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với trên 100 ngành đào tạo ĐH và gần 200 ngành, chuyên ngành đào tạo sau ĐH. Hàng năm, ĐH QGHN có kế hoạch về quy hoạch, định hướng, phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo, có quy định mở ngành đào tạo theo các tiêu chí, nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo, xác định quy mô đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo của Bộ GD-ĐT và của ĐHQGHN căn cứ vào cơ sở vật chất, đội ngũ, tính khả thi.
Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cầu xã hội, cơ sở vật chất của một đơn vị đào tạo để quyết định mở hay không mở một ngành đào tạo mới. Các em yên tâm khi trở thành SV của ĐHQGHN, các em sẽ được thụ hưởng chương trình đào tạo chuẩn, điều kiện học tập, điều kiện giảng dạy tốt nhất ở ĐHQGHN.
Thế Đan :Cho em hỏi điều kiện tham gia các chương trình đào tạo quốc tế của ĐHQGHN năm nay có gì khác năm trước? Để học những chương trình này chúng em phải chuẩn bị những gì? Cơ hội sau khi ra trường?
- TS Vũ Viết Bình - ĐHQG Hà Nội : Điều kiện tham gia các chương trình đào tạo quốc tế của ĐHQGHN năm nay không có gì khác năm trước. Các chương trình đà tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển được công bố chi tiết trên cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2013” của Bộ GD&ĐT ban hành.
Để học được những chương trình này các em cần chuẩn bị thật tốt năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, …) để có thể vào học chính khóa ngay. Nếu chưa đủ trình độ ngoại ngữ, em vẫn có cơ hội học các khóa ngoại ngữ để nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu học tập. Thời gian khóa học ngoại ngữ từ 6 tháng đến 1 năm.
Qua các khóa đã tốt nghiệp cho thấy SV sau tốt nghiệp được các cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng với tỷ lệ khá cao khi các em học các chương trình đào tạo quốc tế của ĐHQGHN.
Nguyệt Thu : Em muốn thi vào ngành tiếng Anh của ĐHQG, nhưng nếu điểm thi của em không đậu ĐH thì em có thể học hệ Cao đẳng của ngành này được không? Sau khi học xong hệ Cao đẳng ngành tiếng Anh em có liên thông lên Đại học được không? Khi tốt nghiệp Cao đẳng ngành tiếng Anh thì em có thể làm công việc gì?
- TS Vũ Viết Bình - ĐHQG Hà Nội: Trước tiên phải khẳng định, ĐHQGHN không đào tạo hệ Cao đẳng và không đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên ĐH chính quy. Khi em đăng kí dự thi vào ngành tiếng Anh mà không trúng tuyển nhưng đạt từ điểm sàn cao đẳng của Bộ GD-ĐT trở lên, em sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả thi để đăng kí xét tuyển bổ sung vào các ngành đào tạo cùng khối thi, còn chỉ tiêu của các trường khác, kể cả trường Cao đẳng.
GS.TS Phạm Ngọc Quý -Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi
Kim Sơn : Xin thầy cho biết thí sinh dự thi vào ĐHQG được hưởng những quyền lợi gì so với việc thi vào các trường khác? Học phí của trường ĐH Quốc gia năm nay là bao nhiêu?
- TS Vũ Viết Bình - ĐHQG Hà Nội: Trước hết, thí sinh trúng tuyển vào ĐHQGHN sẽ có nhiều cơ hội để tham dự một trong các chương trình đào tạo (CTĐT) đặc biệt, đó là CTĐT tài năng, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, chất lượng cao.
Đối với CTĐT tài năng, ngoài các chế độ dành cho SV chính qui đại trà, SV học chương trình đào tạo tài năng được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm, được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1 triệu đồng/tháng, được bố trí phòng ở miễn phí trong KTX của ĐHQGHN. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân tài năng.
Đối với CTĐT tiên tiến, SV được hỗ trợ 20 triệu đồng để học tiếng Anh. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân chương trình tiên tiến.
Đối với CTĐT đạt chuẩn quốc tế, SV được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 17 triệu đồng/năm, trong đó có kinh phí học tiếng Anh. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
Các chương trình đào tạo tài năng, đạt chuẩn quốc tế, tiên tiến đều do các giáo sư nước ngoài và giảng viên giỏi trong nước giảng dạy bằng tiếng Anh và hướng dẫn NCKH. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn đạt trình độ quốc tế, SV được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh tập trung 1 năm tại trường ĐHNN để đạt trình độ C1 tương đương 6.0 IELTS và có cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh ở nước ngoài trong thời gian hè. SV có kết quả học tập tốt sẽ có cơ hội được nhận học bổng toàn phần hoặc bán phần của chương trình và học bổng của các doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ, có cơ hội được đi đào tạo ở nước ngoài.
Đối với CTĐT CLC, SV được hỗ trợ kinh phí đào tạo 7,5 triệu đồng/năm, được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ B2 tương đương 5.0 IELTS. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân chất lượng cao.
Thứ hai, thí sinh trúng tuyển vào ĐHQGHN sẽ có nhiều cơ hội để học đồng thời một CTĐT thứ hai sau năm học thứ nhất.
Mới đây, ĐHQGHN đã tổ chức ngày hội việc làm với tập đoàn Sam Sung. Vì vậy, các em có thể định hướng được nghề nghiệp tương lai ngay tại trường.
Hồng Ánh :“Học đi đôi với hành”, trường Cao đẳng Y tế Hà Đông đã làm gì để tạo điều kiện cho các em SV được thực hành?
- TS NguyễnThị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông: Nội dung thực hành là rất quan trọng với tất cả khối sinh viên thuộc nhóm ngành ngành GD SK. Tuy nhiên, thực tế, hiện nay đang rất thiếu cơ sở thực hà
nh thực tập lâm sàng cho sinh viên, để khắc phục tình trạng này, nhà trường đã khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm Thực hành khám chữa bệnh tương đương phòng khám bệnh viện hạng 3 để SV có điều kiện thực hành ngay tại khuôn viên nhà trường và đưa các em xuống các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện của Hà Nội để các em có điều kiện trau dồi tay nghề đáp ứng nhu cầu các cơ sở tuyển dụng.
TS Nguyễn Thị Thịnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Vũ Minh : Xin thầy cho em biết, cơ hội sau khi tốt nghiệp trường Đh Thủy lợi ra trường?
- GS.TS Phạm Ngọc Quý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi: Cơ hội, theo thống kê cả kinh tế và kỹ thuật, kỹ thuật có 80% SV ra trường có việc làm. Công việc thuộc ngành tưới tiêu tiêu thủy lợi, hay như các ngành thủy lợi, thủy điện. Hôm nay là Ngày Nước thế giới, cảm ơn các bạn quan tâm đến thủy lợi, khi con người còn sống thì còn phải có thủy lợi.
Thủy Minh :Thưa thầy, năm nay điểm chuẩn của ĐH Thủy Lợi lên hay xuống?
- GS.TS Phạm Ngọc Quý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi: Rất khó xác định, điểm chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điểm chuẩn vào trường có điểm chung và điểm riêng vào từng ngành. Sau khi có kết quả, trường đều có giấy báo đến thí sinh nếu không trúng tuyển theo chuẩn chung mà đủ điểm trúng tuyển theo ngành học, trường đều có giấy báo điểm cụ thể đến thí sinh.
Phương Thu :Thưa thầy, ĐH Thủy Lợi có ngành tài nguyên nước. Nếu tốt nghiệp ngành này ra trường có dễ xin việc không ạ?
- GS.TS Phạm Ngọc Quý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi:
Đây là câu hỏi rất lý thú. Trái đất là ¾ nước, trong ¾ nước thì có 97,5% là nước mặn chỉ có 2,5% là nước ngọt (trong 2,5% này có đến 80% là nước đóng băng). Hiện, chúng ta đang tiềm ẩn nguy cơ thiếu nước. Yêu cầu về nước mỗi ngày một tăng, trong khi môi trường ô nhiễm nước là số 1. SV học ngành này ra đều có thể phục vụ cho xã hội về vấn đề xử dụng tài nguyên nước. Ngay như tại Hà Nội phải xử lý, khơi thông cống rãnh,… có thể nói đến nay SV học ngành này đều có công ăn việc làm tốt. Trường đang mở ngành kỹ thuật biển, để khai thác nước ở biển đông. Ngành này lực lượng đào tạo đều tốt nghiệp ở Hà Lan, các bạn qua