Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Tương lai sẽ là Việt Nam”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đã 25 năm trôi qua kể từ khi Đại hội VI của Đảng đưa ra đường lối đổi mới giúp Việt Nam thay da đổi thịt. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang ngưỡng mộ đối với thành tựu của công cuộc đổi mới của Việt Nam

KTĐT - Đã 25 năm trôi qua kể từ khi Đại hội VI của Đảng đưa ra đường lối đổi mới giúp Việt Nam thay da đổi thịt. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang ngưỡng mộ đối với thành tựu của công cuộc đổi mới của Việt Nam

 

Anh Susumu Igarashi, Giám đốc Công ty Social Innovation, một công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán tài chính và đầu tư với thị trường chính là Việt Nam và các nước ASEAN cho biết, anh nghe thấy từ “đổi mới” lần đầu tiên vào khoảng năm 1995. Đó là khoảng thời gian khi xuất hiện làn sóng đầu tư lần thứ nhất của Nhật Bản vào Việt Nam. Anh còn nhớ khi đó báo chí Nhật đã phải có thêm một câu giải thích ý nghĩa của từ "đổi mới". Còn bây giờ, chỉ cần nhắc đến đổi mới ai cũng hiểu đấy là Việt Nam.

 

Và cũng không phải ngẫu nhiên khi báo chí Nhật Bản trong những năm gần đây đưa tin về Việt Nam bao giờ cũng kèm theo bổ ngữ "một nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng". Anh Igarashi cho biết nhiều người Nhật Bản hiện đang ngưỡng mộ đối với thành tựu của công cuộc đổi mới của Việt Nam, mà anh là một trong số đó. Nhưng chỉ khi đến Việt Nam, anh mới thực sựcảm nhận được hết ý nghĩa của hai từ đổi mới. "4 năm trước khi đến Việt Nam tôi đã hết sức bất ngờ vì Việt Nam phát triển hơn nhiều so với suy nghĩ của tôi. Có thể nói Việt Nam đang thay đổi từng ngày. Đến Việt Nam tôi càng thấy hấp dẫn không chỉ bởi cơ hội đầu tư mà còn bởi sức sống của đất nước này".

 

Ông Akira Shiraishi, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty Social Innovation lại quan tâm đến công cuộc đổi mới của Việt Nam ngay từ khi mới manh nha hình thành. Ông Shiraishi cho biết, ông đã từng có thời gian làm ăn buôn bán tại miền Nam Việt Nam trước giải phóng. Theo ông Shiraishi, thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam phần lớn là do Việt Nam đã biết phát huy các sức mạnh vốn có của mình, trong đó có chính sách kêu gọi Việt kiều góp sức xây dựng đất nước.

 

Ông Shiraishi nói: "Sau chiến tranh, đã có nhiều người Việt Nam bỏ ra nước ngoài sinh sống. Nhưng hiện nay, nhiều người đã quay trở lại Việt Nam, trong đó có người đã từng làm việc cho chính quyền Sài Gòn. Cho dù đã có người từng làm nhiều việc không tốt trong quá khứ nhưng Việt Nam vẫn tha thứ và khuyến khích họ trở về. Tôi nghĩ chính sách dang rộng vòng tay của Việt Nam thật tuyệt vời". Một lý do quan trọng khác dẫn đến thành công của công cuộc đổi mới của Việt Nam theo ông Shiraishi là ở chỗ Việt Nam duy trì được sự ổn định nhờ chính sách phát triển hài hòa các vùng miền trên cả nước. Chính sự ổn định đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.

 

Ông Tomio Iwasaki, một chuyên gia về đầu tư chứng khoán lại rất ấn tượng về việc Việt Nam bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Truyền thống “uống nước nhớ người đào giếng” là một minh chứng. Những người lính đã từng chiến đấu hy sinh cho đất nước đều được chăm lo chu đáo. Điều này đã động viên những thế hệ sau tiếp tục cống hiến cho đất nước.

 

Ông Iwasaki đánh giá cao triển vọng của kinh tế Việt Nam mặc dù Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trước mắt. Ông Iwasaki cho rằng đã qua cái thời Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nghĩa là Nhật Bản giúp Việt Nam. Ngược lại, với lợi thế và vị thế đang lên của mình, việc Việt Nam tiếp nhận đầu tư từ Nhật Bản lại đang giúp nền kinh tế Nhật Bản.


 
"Nếu nhìn vào bản đồ thế giới ta sẽ thấy Việt Nam nằm ở trung tâm ASEAN và châu Á. Nếu lấy Việt Nam làm cơ sở có thể phát triển đi mọi hướng. Tôi nghĩ rằng cả Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đều nhận thức được rằng tương lai sẽ là Việt Nam"- Ông Iwasaki nói.