Tuy nhiên, chặng đường xây dựng và cán đích NTM được đánh giá còn nhiều gian nan, bởi nguồn lực của huyện quá nghèo. Yếu tiêu chí cơ sở hạ tầng Là một trong 3 xã đăng ký đạt chuẩn NTM trong năm 2016, song Đội Bình còn tới 4 tiêu chí chưa đạt. Để đảm bảo tiêu chí giao thông thủy lợi, xã đã dồn mọi nguồn lực cùng với người dân thi công các đoạn kênh mương nội đồng còn lại nhưng trầy trật mãi không xong vì nguồn vốn đầu tư nhỏ giọt. Đó là chưa kể, hiện nay, trạm y tế của xã đã bị xuống cấp nhiều năm và nhà văn hóa thôn với tình trạng cũ kỹ, tạm bợ cũng đang phải chờ vì thiếu kinh phí. Ông Nguyễn Văn Chuyển - Chủ tịch UBND xã Đội Bình cho biết: "Mặc dù được TP bố trí vốn 5 tỷ đồng để làm đường giao thông cho 2 thôn nhưng 2 thôn này cố gắng hết sức mới huy động thêm được 1 tỷ đồng. Còn về phía xã, không có khả năng đối ứng vốn vì không thể đấu giá đất xen kẹt được".
Tại Tảo Dương Văn, lãnh đạo xã cho hay, đến thời điểm này, người dân trên địa bàn không còn khả năng đóng góp cho xây dựng NTM vì thu nhập bình quân đầu người rất khó khăn. Trước đó, để huy động nguồn lực từ người dân, xã đã phải thực hiện giải pháp thu 5kg thóc/khẩu và 5kg thóc/sào nhưng trong 5 năm (từ 2011 - 2015), tổng kinh phí thu được chỉ đạt 1,5 tỷ đồng. Trong khi đó, xã vẫn còn 1 trường học chưa đạt chuẩn quốc gia và 2 nhà văn hóa tạm phải lợp mái fibro xi măng. Riêng xã Đại Hùng có nguy cơ khó "về đích" trong năm nay vì cả 3 trường học của xã đều không đạt về tiêu chuẩn cơ sở vật chất. Không chỉ có 3 xã đăng ký đạt chuẩn NTM trong năm 2016 mà hầu hết các xã chưa đạt NTM của huyện Ứng Hòa đều đang gặp khó về tiêu chí cơ sở hạ tầng (CSHT), nhất là một số CSHT thiết yếu như giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa. Các xã đều có chung điểm yếu là chưa huy động được kinh phí từ đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý đất xen kẹt trong khu dân cư. Cần cơ chế đặc thù Theo ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, hiện nay, trên địa bàn huyện có 44 trường của 3 cấp học đạt chuẩn quốc gia (đạt 47%). Do đó, những năm gần đây, huyện chú trọng đầu tư cho các trường học thuộc các xã có khả năng về đích NTM trước. Tuy nhiên, theo quy định của ngành giáo dục thì các quận, huyện phải ưu tiên đầu tư cho các trường cận chuẩn trong khi nhiều trường cận chuẩn lại không thuộc các xã có khả năng về đích NTM trước. Đáng nói, trong số này có 10 trường đạt chuẩn từ năm 2003 nhưng hiện đã xuống cấp, không đáp ứng được các tiêu chí mới. Vì vậy, huyện kiến nghị TP cần có cơ chế đặc thù cho huyện sớm hoàn thiện tiêu chí cơ sở vật chất trường học. Thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế trong xây dựng NTM, ông Nguyễn Chí Viễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cho rằng, thực tế nhiều cán bộ cấp xã chưa hiểu đúng về tiêu chí đường giao thông nội đồng. Bởi, để đạt tiêu chí này không nhất thiết phải bê tông hóa mà chỉ cần đổ đá cấp phối để đảm bảo không lầy lội về mùa mưa là đã đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, phần lớn các xã kêu khó với tiêu chí về CSHT đều có chung nhược điểm là trì trệ, thiếu linh hoạt trong huy động sức dân. Mặc dù huy động nguồn lực xã hội đối với Ứng Hòa là bài toán nan giải nhưng huyện vẫn xác định công tác đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý đất xen kẹt, xử lý vi phạm đất đai là nguồn kinh phí chính trong xây dựng NTM.
Trường Tiểu học xã Viên An, huyện Ứng Hòa đã đạt chuẩn quốc gia năm 2015. |
Để tháo gỡ khó khăn trong huy động nguồn lực xây dựng NTM, huyện kiến nghị TP tiếp tục bố trí nguồn kinh phí thực hiện các dự án theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND. Đồng thời, xem xét tăng mức hỗ trợ cho các dự án về giao thông, thủy lợi nội đồng đối với huyện còn nhiều khó khăn, xa trung tâm Thủ đô như Ứng Hòa. Ông Nguyễn Chí Viễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa |