Ưu tiên bình ổn những mặt hàng thiết yếu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 4/11, tại cuộc họp báo thường kỳ, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có điều kiện giảm giá xăng dầu. Đối với vấn đề bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ đề ra nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn cung.  Giá xăng thế giới giảm, trong nước vẫn chờ Theo các chuyên gia kinh tế, lẽ ra giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã phải được điều chỉnh giảm khi giá thế giới liên tục giảm mạnh trong thời gian qua, hiện chỉ còn 95 USD/thùng. Tuy nhiên, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng: Việc tăng, giảm giá xăng dầu phải dựa theo Nghị định 84/2009/NĐ - CP nên dù giá thế giới trong tháng 10 có thấp hơn tháng 9 khoảng 0,17 điểm phần trăm, nhưng mức giảm quá ít để điều chính giá xăng dầu trong nước. Vì vậy, liên Bộ Công Thương - Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh giữ nguyên giá bán, đồng thời giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn là 100 đồng/lít đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa, giảm lợi nhuận định mức xuống còn 100 đồng/lít (giảm 200 đồng/lít). Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu đủ điều kiện, liên bộ sẽ tính tới việc giảm giá bán xăng, dầu trên thị trường.

Kinhtedothi - Chiều 4/11, tại cuộc họp báo thường kỳ, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có điều kiện giảm giá xăng dầu. Đối với vấn đề bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ đề ra nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn cung. 

Giá xăng thế giới giảm, trong nước vẫn chờ

Theo các chuyên gia kinh tế, lẽ ra giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã phải được điều chỉnh giảm khi giá thế giới liên tục giảm mạnh trong thời gian qua, hiện chỉ còn 95 USD/thùng. Tuy nhiên, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng: Việc tăng, giảm giá xăng dầu phải dựa theo Nghị định 84/2009/NĐ - CP nên dù giá thế giới trong tháng 10 có thấp hơn tháng 9 khoảng 0,17 điểm phần trăm, nhưng mức giảm quá ít để điều chính giá xăng dầu trong nước. Vì vậy, liên Bộ Công Thương - Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh giữ nguyên giá bán, đồng thời giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn là 100 đồng/lít đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa, giảm lợi nhuận định mức xuống còn 100 đồng/lít (giảm 200 đồng/lít). Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu đủ điều kiện, liên bộ sẽ tính tới việc giảm giá bán xăng, dầu trên thị trường.

 
 Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương Hà Nội sẽ có nhiều giải pháp nhằm bình ổn những mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Thanh Hải
Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương Hà Nội sẽ có nhiều giải pháp nhằm bình ổn những mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Thanh Hải

Đối với thị trường gas, mặc dù Việt Nam đã chủ động được 50% lượng gas từ các nguồn nội địa, nhưng giá bán lẻ trong thời gian qua tăng nhiều hơn giảm, đang là vấn đề gây bức xúc cho người tiêu dùng. Về vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương lý giải, với mặt hàng này, cơ quan quản lý chỉ quản lý việc kiểm kê đăng ký giá, còn giá bán tăng giảm phải theo giá thế giới và theo lộ trình đã cam kết. Tuy nhiên, do Việt Nam đã tự chủ một phần nguồn gas nên giá bán lẻ trung bình trong năm 2013 đã giảm nhẹ so với năm 2012. Cụ thể năm 2012, giá gas là 900 USD/tấn nên giá bán lẻ là 420.000 đồng/bình 12kg; năm 2013 giá gas được bán dưới 900 USD/tấn nên trung bình giá bán lẻ dao động từ 360.000 - 400.000 đồng/bình 12kg. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc tính giá gas sản xuất trong nước ngang bằng với giá quốc tế là điều khó chấp nhận, bởi không phải chịu phí vận chuyển cũng như thuế nhập khẩu.

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm

Cân đối đủ cung - cầu, không để thiếu hàng và sốt giá những mặt hàng thiết yếu là một trong những nội dung Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương thực hiện từ  nay đến cuối năm.

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn đã lên kế hoạch dự trữ nhóm hàng thiết yếu tăng khoảng 10 - 15% so với các tháng trong năm. 7 nhóm hàng thiết yếu với tổng giá trị 318 tỷ đồng được ưu tiên dữ trữ gồm: 5.500 tấn gạo tẻ, 900 tấn thịt lợn, 450 tấn thịt gà, 6 triệu quả trứng gia cầm, 300 tấn hải sản đông lạnh, 1.500 lít dầu ăn, 2.000 tấn rau củ… Ngành công thương Hà Nội dự kiến triển khai 610 điểm bán bình ổn giá cố định được treo biển nhận diện và khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng không treo biển nhận diện nhưng bảo đảm giá bán ổn định theo bảng giá của Bộ Tài chính. 

Tương tự, tại TP Hồ Chí Minh, các DN tham gia bình ổn thị trường Tết dự kiến cung ứng khoảng 30 - 40% thị phần các mặt hàng thiết yếu, chợ đầu mối cung ứng 40 - 50% chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, rau củ quả và gạo... đồng thời triển khai 7.573 điểm bán hàng bình ổn giá. 

Trước yêu cầu bình ổn thị trường Tết, Bộ Công Thương đã có ý kiến với Bộ NN&PTNT chuẩn bị con giống nhằm tăng khả năng tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Bộ Công Thương cũng đã có văn bản yêu cầu trong thời gian tới, các địa phương phải triển khai tích cực công tác dữ trữ hàng hóa bình ổn trong các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2014, chủ động kiểm soát thị trường nhằm tránh những hoạt động đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.