Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ưu tiên vốn cho nhập khẩu nguyên liệu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - "Trong quý I/2011 kim ngạch xuất khẩu (XK) của cả nước đã đạt 19,25 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu không có biện pháp tháo gỡ các khó khăn về vốn cho doanh nghiệp (DN) thì khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng như mong muốn",

KTĐT - "Trong quý I/2011 kim ngạch xuất khẩu (XK) của cả nước đã đạt19,25 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu không có biện pháp tháo gỡ các khó khăn về vốn cho doanh nghiệp (DN) thì khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng như mong muốn", đó là ý kiến của hầu hết các hiệp hội tại Hội nghị giao ban XK quý I/2011 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/4.

Mục tiêu XK năm 2011 tăng 10%, đạt mức 79,4 tỷ USD trong khi3 tháng đầu năm bình quân mỗitháng kim ngạch XK đạt 6,4 tỷ. Như vậy, 9 tháng tiếp theo phải đạt trên 60,2 tỷ USD (bình quân 1 tháng phải đạt gần 6,7 tỷ USD). Mục tiêu là vậy nhưng hiện lượng hàng XK một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như nông sản đã đạt tới ngưỡng nên khó có thể tăng kim ngạch. Ngành thủy sản cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Nguyễn Hữu Dũng cho biết: Ngoài nhữngkhó khăn về vốn, điện, thị trường… ngành thủy sản còn những khó khăn đặc thù, đó là nguyên liệu. Hiện toàn ngành đang rất thiếu cá tra, ba sa, tôm… do người nuôi thu hẹp vùng sản xuất bởi không có lãi. Ngành điều cũng đang phải nhập đến 50% nguyên liệu để sản xuất trong khi việc tiếp cận nguồn vốn vay rất khó khăn. Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam: Quý II là thời điểm quan trọng, các DN cần vốn lớn để thu mua nguyên liệu, dự kiến khoảng 12.000 tỷ đồng. Nhưng các DN chỉ tiếp cận được khoảng 10% nhu cầu vốn do lãi suất quá cao. DN đang đứng trước lựa chọn không vay ngân hàng thì phải dừng sản xuất bởi thiếu nguyên liệu, nhưng vay với lãi suất cao thì càng làm, càng lỗ. Vào thời điểm này, giá đầu vào 1 tấn hạt điều là hơn 8.000 USD, trong khi giá XK chỉ khoảng 7.700 USD nên DN lỗ hơn 300 USD/tấn. Với khó khăn như vậy nên năm 2011 các DN ngành điều không thể đầu tư mở rộng sản xuất mà chỉ mua để chế biến kinh doanh. Hiệp hội Dệt may cũng than phiền bên cạnh việc khó tiếp cận nguồn vốn, ngành dệt may còn đang phải đối mặt với việc giá bông nguyên liệu đang tăng cao lên mức 5 USD/kg.Bộ Công Thương cũng thừa nhận hiện lãi suất cho vay đã trên 20%, cao hơnso với mặt bằng khu vực và trên thế giới, điều này đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của hàng hóa XK.


Để đẩy mạnh sản xuất hàng XK, các hiệp hội cho rằng: Trong quí II, ngân hàng cần ưu tiên vốn cho các DN nhập khẩu nguyên liệu, tránh tình trạng doanh nghiệp các nước ngoài thu mua hết nguyên liệu tốt. Ngoài ra ngân hàng cần giảm mức thế chấp từ 30% vốn vay xuống còn 10 - 15%giúp DN tiếp cận vốn vay. Trong 5 - 6 năm gần đây, Việt Nam là nước XK hạt điều lớn nhất thế giới, nên hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài là điều cần thiết nhưng để giảm chi phí, Bộ Công Thương nên tổ chức hội nghị khách hàng tại Việt Nam để thu hút bạn hàng thế giới. Nhằm đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, các hiệp hội đề nghị Chính phủ thu 1 USD/tấn nguyên liệu XK đối với tất cả các DN để có kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: Nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN sản xuất hàng XK, trong thời gian tới, Bộ sẽ đẩy mạnh hoạt động cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ XK các mặt hàng, những biến động của thị trường thế giới để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ DN. Đặc biệt, đề xuất với NHNN những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất theo hướng ổn định và ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô. Phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong việc tiếp cận vốn vay cho sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.