Cả Nhật Bản lẫn New Zealand đều là những đồng minh lâu năm và chiếm giữ vị trí khác nhau trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tại Nhật Bản, ông Panetta đã thuyết phục được Tokyo triển khai hệ thống radar phòng thủ tên lửa thứ hai và cho phép hải quân Mỹ tiếp tục sử dụng một loại máy bay đặc biệt trên lãnh thổ nước này. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới này được quảng bá công khai nhằm để đối phó tên lửa của Triều Tiên, nhưng nếu đặt đó trong toàn bộ triển khai chiến lược của Mỹ ở khu vực mà hệ thống phòng thủ tên lửa không chỉ được triển khai ở Nhật Bản thì sẽ thấy tên lửa của Triều Tiên không phải là mục tiêu đối phó duy nhất. Một hệ thống phòng thủ tên lửa mới như thế giúp Mỹ và các đồng minh nhanh chóng xoá nhoà gianh giới giữa phòng thủ và tấn công quân sự ở khu vực.
Ông Panetta là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên kể từ hơn 30 năm nay tới thăm
Tăng cường hợp tác quân sự hiện được Mỹ coi là biện pháp ưu tiên hàng đầu để tranh thủ các đồng minh cũ, gây dựng đồng minh mới và gắn kết cũ - mới với nhau trong sự bố trí chiến lược thống nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu đối phó của Mỹ với những mối quan hệ đồng minh như thế trước đây khác biệt cơ bản so với hiện tại. Chính vì thế, các đồng minh cũ và mới có vai trò cũng khác trước trong chiến lược của Mỹ. Vai trò ấy không giống nhau bởi các đồng minh khác nhau, nhưng đều quan trọng và cần thiết đối với Mỹ.