Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vẫn cần đến các gói kích cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Việc thực hiện chính sách khắc khổ vào thời điểm hiện nay để giảm thâm hụt ngân sách và tránh vỡ nợ có nguy cơ làm đổ vỡ tiến trình phục hồi kinh tế rất mong manh và không đồng đều.

KTĐT - Việc thực hiện chính sách khắc khổ vào thời điểm hiện nay để giảm thâm hụt ngân sách và tránh vỡ nợ có nguy cơ làm đổ vỡ tiến trình phục hồi kinh tế rất mong manh và không đồng đều.

Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cho đến nay vẫn rất mong manh, do đó vẫn cần các gói kích thích kinh tế của các chính phủ để  khỏi rơi vào tình trạng suy thoái mới hoặc trở lại cuộc khủng hoảng kép.

Ngày 13/7, phát biểu tại Hội đồng kinh tế-xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC), ông Panitchpakdi nêu rõ khu vực kinh tế dân doanh trên toàn cầu vẫn quá yếu để tạo được nhu cầu cần thiết nhằm phục hồi vững chắc tăng trưởng kinh tế thế giới.

Việc thực hiện chính sách khắc khổ vào thời điểm hiện nay để giảm thâm hụt ngân sách và tránh vỡ nợ có nguy cơ làm đổ vỡ tiến trình phục hồi kinh tế rất mong manh và không đồng đều.

Tổng Thư ký UNCTAD cũng cho rằng người tiêu dùng, đặc biệt ở các nền kinh tế lớn, chưa thể tạo ra nhu cầu đủ để thúc đẩy nền kinh tế nước họ, nhất là trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế toàn cầu hiện nay không tạo được nhiều việc làm mới. Vì vậy, các khoản đầu tư công lớn vẫn rất cần thiết để khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân nhằm thúc đẩy tạo việc làm. Đây cũng là cơ hội để áp dụng các luật quốc tế hiệu lực cao hơn về cơ cấu lại nợ.

Tổng Thư ký UNCTAD kêu gọi thế giới chú ý lớn hơn đến các phương thức mới để tài trợ cho các chương trình phát triển ở các nước nghèo nhằm giúp những nước này huy động được các nguồn lực trong nước cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các nước giàu không thực hiện cam kết tăng viện trợ phát triển do khó khăn kinh tế.

Tăng cường thương mại và đầu tư Nam-Nam có thể là một kênh viện trợ kinh tế hiệu quả để tạo ra nhu cầu lớn hơn của nền kinh tế vào tạo được nhiều việc làm trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế thế giới./.