Hiện nay, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM còn hàng ngàn biệt thự, nhà liền kề, bị "bỏ hoang". Tình trạng này không chỉ gây lãng phí lớn mà đang "bôi xấu” bức tranh đô thị. Hàng trăm ngàn tỷ bị trôn vùi Qua kiểm tra của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản và Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 655 căn biệt thự và 574 căn hộ liền kề đã hoàn thiện phần thô hoặc mặt ngoài nhưng chưa đưa vào sử dụng. Tỷ lệ biệt thự, nhà liền đưa vào sử dụng thấp chủ yếu ở các dự án xa trung tâm, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ... Thực trạng này xuất phát từ ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nhưng phần lớn do khủng hoảng cung cầu và nạn đầu cơ. Làm một phép tính đơn giản, hơn 600 căn biệt thự bỏ hoang hiện nay ở Hà Nội, giá trung bình từ 20 - 30 tỷ đồng/căn, thì số tiền ứ đọng tại phân khúc này từ 12.000 - 18.000 tỷ đồng. Chưa kể các chi phí "bôi trơn" được chủ đầu tư chi trả trong quá trình thực hiện dự án. Và đến nay, nhiều khách hàng phải "ngậm đắng nuốt cay" nhìn đồng vốn "chôn vùi" trong những căn nhà bỏ hoang.
Nhiều biệt thự bỏ hoang, rao bán tại Khu đô thị Trung Văn, huyện Từ Liêm.Ảnh: Hà Nguyên
Câu chuyện sẽ không chỉ dừng ở đó, bởi theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, sẽ còn tiếp tục tái diễn dưới nhiều dạng khác nhau nếu không giải quyết triệt để tình trạng nhà xây dựng xong không ai đến ở. Để có thể trị được tận gốc tình trạng đầu tư trục lợi, dẫn đến biệt thự bỏ hoang, thì cần sớm áp dụng thu thuế. Trưng mua, bán đấu giá Tại các khu Linh Đàm, Pháp Vân, Từ Liêm, Mỹ Đình... thời điểm thị trường bất động sản "sốt nóng", biệt thự được mua đi bán lại nhiều lần, khiến giá đội lên rất cao. Nay, bất động sản rớt giá, song giao dịch mua bán biệt thự, nhà liền kề rất ảm đạm. Thực tế cho thấy, nhiều chủ những căn biệt thự bỏ hoang là những người có "vai vế", những đại gia không có nhu cầu bán, họ dùng làm "của để dành". Nên phân khúc này dù có ế, giá chào bán vẫn cao, hoặc thậm chí có giảm giá cũng không mấy người đủ điều kiện mua.Hệ lụy của việc biệt thự bị bỏ hoang là lãng phí quỹ đất, tiền bạc, ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, để xử lý tình trạng bỏ hoang, Nhà nước cần có biện pháp mạnh tay hơn. Ví như thông báo để chủ đầu tư, chủ biệt thự dọn dẹp sạch sẽ, sơn vôi đầy đủ, làm tường bao bảo vệ... Trong vòng 1 - 2 tháng nếu không có biến chuyển sẽ trưng mua tài sản đó theo quy định của Nhà nước. Giá trưng mua sẽ do hội đồng thẩm định đưa ra, không theo giá thị trường. Sau khi trưng mua, Nhà nước chỉnh trang thành nhà công vụ. Phương án khác là dùng đấu giá, mở bán cho người có nhu cầu. Ông Liêm nhấn mạnh: "Chỉ cần xử lý điểm vài biệt thự bỏ hoang sẽ "rúng động" tâm lý chủ đầu tư và khách hàng, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững".
Biệt thự bỏ hoang nhiều như hiện nay chứng tỏ vẫn còn chủ đầu tư, nhà đầu tư không bị sức ép về tài chính nên chưa cần thu hồi vốn từ việc đầu tư biệt thự. Nhiều người cho rằng, đánh thuế sẽ là giải pháp hạn chế biệt thự bỏ hoang nhưng thu thuế bao nhiêu cho đủ để hạn chế biệt tự bỏ hoang là vấn đề rất khó. Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh |