Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vẫn có thể mua được sim khuyến mại

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hiện nay, thị trường viễn thông di động Việt Nam có 7 nhà mạng khai thác, rõ ràng việc giám sát kiểm tra hoạt động của 7 nhà mạng dễ dàng hơn nhiều so với việc rà soát kiểm tra thông tin của 100 triệu thuê bao đăng ký.

KTĐT - Hiện nay, thị trường viễn thông di động Việt Nam có 7 nhà mạng khai thác, rõ ràng việc giám sát kiểm tra hoạt động của 7 nhà mạng dễ dàng hơn nhiều so với việc rà soát kiểm tra thông tin của 100 triệu thuê bao đăng ký.

Quy định "siết" khuyến mại di động đã có hiệu lực từ 1/7, nhưng bây giờ đến bất cứ cửa hàng SIM thẻ nào người ta vẫn có thể mua được một SIM khuyến mại với giá trị tài khoản gấp 3-4 lần giá bán.

 
SIM kích hoạt sẵn: Mua đâu cũng có

Sáng 6/7, trên đường Kim Mã, "trung tâm buôn bán SIM thẻ" của Hà Nội, các cửa hàng SIM thẻ vẫn tấp nập người mua, bán. Biển quảng cáo SIM khuyến mại giá "khủng": SIM 32.000 đồng tài khoản 110.000 đồng; SIM 50.000 đồng tài khoản 200.000... vẫn ngang nhiên treo như chưa từng có quy định "siết" khuyến mại của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chúng tôi đã thử hỏi mua một SIM Viettel 32.000 tại hàng SIM thẻ số 172 Kim Mã. Chủ cửa hàng cho biết, tài khoản chính chỉ có 1.000 đồng, còn lại là tài khoản khuyến mại: "Gọi được tất cả các mạng, không tin anh cứ lắp vào máy kiểm tra luôn". Mặc những quy định, mặc những luật cấm, hiện nay người ta vẫn có thể mua một chiếc SIM khuyến mại, đã được kích hoạt sẵn ở bất cứ cửa hàng SIM thẻ nào. Có nhà mạng "đổ lỗi" sở dĩ có hiện tượng này là do các chủ đại lý SIM thẻ đã tự ý "nuôi SIM" để tăng tài khoản khuyến mại rồi bán kiếm lời. Tuy nhiên, giải thích này khó có thể chấp nhận. Nếu các nhà mạng làm tốt công tác quản lý đăng ký thuê bao, không để SIM kích hoạt sẵn tuồn ra ngoài thị trường thì các đại lý lấy đâu ra SIM kích hoạt sẵn để "nuôi".

Trong khi đó, lẽ ra tình trạng SIM kích hoạt sẵn tràn lan đã phải "khai tử" từ 10/8/2009, thời điểm Thông tư số 22 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực. Khoản 4, Điều 5 Thông tư 22 nghiêm cấm: "Lưu thông trên thị trường những SIM đã được kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước".
 
Sao không "trói" các nhà mạng?

Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sẽ phối hợp với Bộ Công an thí điểm đối soát thông tin thuê bao trả trước ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để kiểm tra độ xác thực của thông tin. Theo thống kê của Bộ, 100% thuê bao trả trước đã kích hoạt đã đăng ký thông tin cá nhân, nhưng tồn tại lớn nhất là tính chính xác chưa cao. Dư luận băn khoăn đặt câu hỏi: "Để SIM kích hoạt sẵn tràn lan nhưng tại sao cho đến nay vẫn chưa thấy một nhà mạng nào phải chịu trách nhiệm?".

Báo giới đã từng phản ánh trường hợp sử dụng SIM đa năng do các nhà mạng cung cấp để kích hoạt SIM trả trước. Tại Khoản 2, Điều 7 của Thông tư 22/2009 có quy định cho phép doanh nghiệp thông tin di động ký hợp đồng uỷ quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước đối với các chủ điểm giao dịch. Ngoài những điều kiện về cơ sở hạ tầng, thiết bị của điểm giao dịch, thì chủ điểm giao dịch chỉ cần có: "Cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý thuê bao di động trả trước". Những quy định "lỏng" về việc uỷ quyền tiếp nhận đăng ký thông tin có thể là một kẽ hở, một nguồn tuồn các SIM trả trước đã kích hoạt.

Một điểm đáng nói nữa là mức xử phạt với những sai phạm trong việc quản lý thuê bao di động trả trước cũng khá "nhẹ tay". Những sai phạm này được áp dụng theo Nghị định 50/2009/NĐ-CP thì mức xử phạt từ 200.000 đồng đến 20 triệu đồng là: Không triển khai hoặc triển khai cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động trả trước không đảm bảo việc thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin; không chấm dứt việc uỷ quyền cho chủ điểm giao dịch sử dụng thông tin cá nhân của mình hoặc của người khác để khai báo, kích hoạt thuê bao di động trả trước trái quy định. Mức phạt này đáng kể gì so với lợi nhuận hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm của các nhà mạng?

Hiện nay, thị trường viễn thông di động Việt Nam có 7 nhà mạng khai thác, rõ ràng việc giám sát kiểm tra hoạt động của 7 nhà mạng dễ dàng hơn nhiều so với việc rà soát kiểm tra thông tin của 100 triệu thuê bao đăng ký.
 
Giảm cước chung, thiệt thòi riêng

Các mạng vừa đề xuất phương án giảm cước di động 10-20%. Hiện cước phí trung bình của thuê bao trả sau các mạng bằng khoảng 60-70% cước thuê bao trả trước nhưng phải chịu thêm phí thuê bao tháng là 45.000 - 50.000 đồng. Nếu cùng chung mức giảm cước trên, các thuê bao trả sau ít gọi vẫn thiệt thòi.