Hệ thống này được hình thành bởi quân và dân huyện Củ Chi đào liên tục qua nhiều thế hệ, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nằm trong hệ thống địa đạo này bao gồm rất nhiều đơn nguyên để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: Khu bệnh xá cấp cứu, khu nhà bếp, các phòng ở, các kho chứa và phòng làm việc theo từng cụm khu vực khác nhau, kết nối giữa các cụm này là một hệ thống đường ngầm chạy zíc zắc nhiều tầng dưới lòng đất, ngoài ra còn có hệ thống thông hơi, thoát khói rất thông minh ẩn dưới những lùm cây, bụi cây, giả làm tổ mối trên mặt đất, tổng chiều dài của toàn hệ thống địa đạo này vào khoảng 250km.
Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống này để tập kết lực lượng tấn công vào Sài Gòn.
Trải qua những năm tháng chiến tranh và những chiến dịch càn quét, cày xới bằng bom đạn của Mỹ ngụy, địa đạo Củ Chi vẫn hiên ngang tồn tại một cách kỳ diệu và từ đây ra đời danh hiệu “Đất thép” Củ Chi.
Năm 2015, khu di tích địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, do có thành tích đặc biệt trong lao động sáng tạo. Với hơn 20 năm hoạt động, khu di tích đã đón tiếp hơn 20 triệu lượt du khách trong và ngoài nước tới thăm quan, tìm hiểu.
Ngày 12/2/2016 vừa qua, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đã được đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Báo Kinh tế & Đô thị xin trân trọng giới thiệu tới độc giả nhóm ảnh phóng sự về khu Di tích Quốc gia đặc biệt - địa đạo Củ Chi (bao gồm cả ảnh tư liệu từ khu di tích) do tác giả Trần Đình Hưng, CLB Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội thực hiện:
Đền tưởng niệm Bến Dược.
|
Lối đi dưới địa đạo.
|
Lối thông các tầng hầm.
|
Mô hình một khu xưởng sửa chữa vũ khí dưới địa đạo.
|
Một cửa hầm - Lối xuống địa đạo.
|
Nhà bia - Danh sách tưởng niệm 44752 liệt sỹ.
|
Phòng cấp cứu.
|
Phòng làm việc của Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định.
|
Phòng nghỉ.
|
Biểu tượng - Hồn thiêng Đất Nước.
|