Viễn cảnh về cuộc đua song mã giữa bà Hillary và tỷ phú Donald Trump nhờ đó đang hiện rõ hơn bao giờ hết. Phía bên Đảng Cộng hòa, ông trùm bất động sản cũng đã giành đủ số phiếu đại diện đảng tranh cử. Trong khi khả năng ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ đã khiến giới chức cả lưỡng đảng lo ngại, vậy còn cựu Ngoại trưởng Mỹ thì sao?
Nếu trở thành bà chủ đầu tiên của Nhà Trắng, một số đường lối ngoại giao của cựu ngoại trưởng Mỹ được dự đoán sẽ duy trì tương tự chính quyền Tổng thống Obama. Giữ thái độ “mềm nắn rắn buông”, bà cho rằng mối quan hệ Mỹ - Trung “đầy thách thức", nhưng cũng đồng thời khẳng định hai nước chia sẻ "quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện". Năm 2009, bà là một trong số giới chức Mỹ tiên phong phát động cuộc đối thoại thường niên Mỹ - Trung về chiến lược và kinh tế. Thường xuyên đề cập việc ủng hộ đồng minh Mỹ tại Lục địa già, bà Clinton cảnh báo, Anh không nên rời EU và thực hiện chiến dịch kêu gọi châu Âu đoàn kết, trong đó tiếng nói của Anh đóng góp lớn lao. Khác hẳn với ông trùm bất động sản Donald Trump, bà Clinton ủng hộ một cuộc đại tu toàn diện luật nhập cư, trong đó có lộ trình cấp quyền công dân cho những người tị nạn bất hợp pháp ở Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất trong vấn đề chống IS giữa bà Hillary và ông Trump là việc cựu ngoại trưởng Mỹ muốn thiết lập vùng cấm bay trên không phận Syria. Điều này có thể đẩy Mỹ đối đầu trực diện với Nga. Dùng từ “rắc rối” để miêu tả quan hệ Mỹ - Nga, vào cuối nhiệm kỳ ngoại trưởng, bà từng viết thư riêng cho Tổng thống Obama, mô tả quan hệ này đang chạm tới nốt cực trầm. Hiện quan hệ Washington - Moscow vẫn đang căng thẳng và thái độ của các quan chức Moscow đối với Donald Trump có phần cởi mở hơn so với cựu đệ nhất phu nhân Mỹ. Giới quan sát từng đánh giá cơ hội “được lòng” DN Mỹ của hai ứng viên này ngang bằng bởi bà Clinton có quan hệ khăng khít lâu đời với Phố Wall trong khi tỷ phú Donald Trump là ông trùm bất động sản có tiếng xứ sở cờ hoa. Tuy nhiên, hơn 50% đại diện DN Mỹ tham gia khảo sát của tờ Financial Times đầu tháng 5 bày tỏ kỳ vọng bà Clinton sẽ trở thành bà chủ Nhà Trắng, và chỉ 25% trong số đó chọn Donald Trump. Dù từng ủng hộ các cuộc đàm phán của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bà Clinton khi vận động tranh cử lại phản đối TPP. Tương lai của thỏa thuận thương mại này sẽ phức tạp hơn nếu cựu Ngoại trưởng Clinton trở thành Tổng thống Mỹ. Đây cũng là điểm khác biệt nổi trội so với Tổng thống Obama.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã giành đủ số phiếu đại biểu cần thiết để đại diện Đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống Mỹ. |
Với quá trình hoạt động chính trị và những quan điểm trong chiến dịch tranh cử lần này, một khi trở thành Tổng thống, bà Clinton có thể sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam, thúc đẩy việc thể chế hóa các tranh chấp Biển Đông trong các tổ chức đa phương như ASEAN, cũng như tăng cường năng lực hàng hải và quân sự của các đối tác quan trọng như Việt Nam. Chuyên gia luật quốc tế Roncevert Almond |