Theo ông Michael Behrens - Chủ tịch EuroCham, ấn phẩm này là bản tập hợp những quan ngại và kiến nghị từ cộng đồng DN châu Âu tại Việt Nam, gửi gắm thông điệp chung từ nhiều ngành nghề và DN khác nhau cùng những kỳ vọng và khuyến nghị của các thành viên và đối tác của EuroCham. Một số DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cho biết, còn gặp cản trở trong làm thủ tục hành chính. Việc đăng ký thuế, thông quan, đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác thường xuyên bị chậm trễ, kết quả xử lý hồ sơ không lường trước được…
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Thái Lan và đứng thứ 10 trên thế giới. |
Đáng chú ý, Sách Trắng 2017 đề xuất Việt Nam nên gỡ bỏ chính sách giá trần đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời cho phép quay trở lại với cơ chế giá thị trường và không nên tiếp tục áp dụng các biện pháp áp đặt giá bán tối đa như hiện tại, cũng như không ban hành các biện pháp quản lý giá khác.
Điểm mới của ấn phẩm năm nay là EuroCham dành riêng một chương đề cập tới Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), việc thực thi và tác động của Hiệp định này đến hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Chủ tịch EuroCham cho rằng, trong bối cảnh Hiệp đinh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang khó đoán định, EVFTA có khả năng trở thành hiệp định dẫn chiếu trong quá trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam trong năm 2017 và sau này. Hiệp định này cũng khiến Việt Nam trở thành điểm đến kinh doanh hứa hẹn nhất tại khu vực Đông Nam Á cho các DN châu Âu.Sách Trắng cũng chỉ ra những điểm tích cực của Việt Nam, đó là sự thay đổi về pháp lý, các yếu tố cơ bản khác như, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 25% trong tổng số hơn 90 triệu dân ở độ tuổi từ 10 - 24 tuổi; GDP bình quân đầu người đang tăng nhanh do Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (12,9% mỗi năm trong giai đoạn 2012 - 2020). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục tăng, Việt Nam đã mở cửa dần hầu hết ngành dịch vụ theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bắt đầu từ năm 2007 đã được hoàn thành vào năm 2015. Trong một số lĩnh vực, pháp luật trong nước đã nới rộng khả năng tiếp cận thị trường còn vượt ra ngoài các cam kết WTO như nới tỷ lệ cổ phần nắm giữ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty đại chúng từ mức 49% lên tới 100%. Ngoài ra, Việt Nam cũng áp dụng các ưu đãi đầu tư như cắt giảm thuế trong một số lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ môi trường, nông nghiệp…