KTĐT - Theo bản phân tích tình hình 170 quốc gia của Cơ quan phân tích rủi ro Maplecroft của Anh, Việt Nam đứng thứ 13/16 quốc gia sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu 30 năm tới đây.
Đứng đầu bảng là các nước vùng Nam Á (gồm
Những nước ít bị ảnh hưởng nhất lại nằm ở vùng phía Bắc Âu : từ Na Uy, Phần Lan đến Thụy Điển, Đan Mạch. Nhưng châu Âu và Bắc Mỹ không phải hoàn toàn vô sự: Tại Mỹ (hạng 129), có những vùng rộng lớn đứng trước nguy cơ lụt lội và hạn hán. Tại châu Âu, bị nguy hiểm nhất là
Theo nhà phân tích môi trường Anna Moss của Maplecroft, hiện có bằng chứng ngày càng nhiều về việc biến đổi khí hậu đang làm tăng cường độ và mật độ xảy ra của các hiện tượng thời tiết. Những thay đổi rất nhỏ về nhiệt độ có thể có những tác động lớn đối với môi trường sống của con người, bao gồm những biến đổi đối với nguồn cung nước và sản lượng lương thực, tình trạng mất đất do mực nước biển dâng cao và dịch bệnh lan rộng.
Trong số các nước được xếp vào diện đang vươn lên, Trung Quốc đứng thứ 49 (rủi ro nghiêm trọng),
Theo các chuyên gia của Maplecroft, trong báo cáo phân tích để xếp hạng, Maplecroft không chỉ đánh giá về những hiện tượng tự nhiên mà các quốc gia phải đối phó - như lũ lụt, đất lở, hạn hán, mực nước biển dâng cao gắn liền với khí hậu nóng lên - mà đây còn là lần đầu tiên giới nghiên cứu quan tâm đến mức "nhạy cảm" các quốc gia đối với hiện tượng thay đổi khí hậu. Mức nhạy cảm này dựa trên những yếu tố như dân số, tình trạng nông nghiệp, hệ thống y tế, hạ tầng cơ sở và năng lực của các định chế tại các nước này.