Bảng xếp hạng sức khỏe các nước, căn cứ theo các thông tin dữ liệu của ba tổ chức Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vừa được Hãng tin Bloomberg thực hiện và công bố.
Bloomberg xem xét các quốc gia có dân số từ 1 triệu người trở lên và vị trí xếp hạng được tính theo cách trừ các điểm nguy cơ tổn hại sức khỏe khỏi tổng điểm sức khỏe của mỗi nước.
Theo đó, điểm số sức khỏe căn cứ vào các nhân tố như tuổi thọ và nguyên nhân tử vong, trong khi đó số điểm nguy cơ sức khỏe căn cứ vào các yếu tố gây tác động sức khỏe như tỉ lệ người trẻ hút thuốc, số người có lượng cholesterol tăng cao và số lượng kháng thể.
Ở đầu bảng, Singapore đạt điểm trung bình 89,45%. Italia xếp thứ 2 với 89,07% và Australia giữ vị trí 3 với 88,33%.
Israel là nước Trung Đông duy nhất có mặt trong top 10 khi đạt vị trí số 6. Bắc và Nam Mỹ không lọt vào top 20. Vương quốc Anh trượt khỏi top 20 khi đứng ở vị trí 21, sau Bỉ, Ireland và Na Uy.
Việt Nam đứng thứ 62/145 trong bảng này với số điểm sức khỏe 51,99%. Quốc gia chót bảng là Swaziland ở châu Phi với điểm sức khỏe 0,26%.
Dù vậy, Diễn đàn kinh tế thế giới, dữ liệu trên sẽ là hướng dẫn hữu ích cho các nhà quản lý trong việc đưa ra chính sách phát triển phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe quốc gia.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, khái niệm “khỏe mạnh” ở đây cần được hiểu với nội hàm mở rộng, có nghĩa được đánh giá theo “chất lượng cuộc sống” hơn là “tuổi thọ” của dân số.
Việt Nam xếp thứ 62 trong bảng xếp hạng sức khỏe. Ảnh minh họa.
|