Đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép 4G, vậy Viettel đã có sự chuẩn bị như thế nào?
- Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm cung cấp dịch vụ viễn thông 4G. Ngay khi có giấy phép, chúng tôi đã bắt tay vào đầu tư thiết bị, xây lắp hạ tầng. Với kinh nghiệm đã có, chúng tôi sẽ triển khai mạng 4G có vùng phủ toàn quốc lớn nhất trong thời gian ngắn nhất, dự kiến trong quý I/2017 sẽ khai trương.
Người dùng đang rất tò mò muốn biết giá của dịch vụ 4G sẽ như thế nào?
- Trong nhiều lĩnh vực kể cả viễn thông, hầu hết các công ty đều định giá đắt đối với các sản phẩm công nghệ mới nhằm mục tiêu “hớt váng” nhưng Viettel lại tư duy khác, công nghệ mới cần được phổ cập cho số đông, và vì thế, giá thành sẽ rẻ nhờ lợi thế quy mô. Với 4G, giá cước sẽ rẻ hơn 3G, đồng thời chúng tôi cũng sẽ tạo ra các gói cước linh hoạt để khách hàng được sử dụng với mức chi phí hợp lý nhất.
Tư duy truyền thống của các mạng di động trên thế giới là công nghệ mới có vùng phủ rất hẹp, thường họ chỉ phủ ở khu vực trung tâm rồi mới lan tỏa dần ra các khu vực khác, còn Viettel suy nghĩ khác, nghĩa là ngay từ ban đầu vùng phủ 4G của Viettel sẽ là rộng khắp. Chúng tôi sẽ triển khai 4G như đã từng làm với với mạng 2G, với mục tiêu phổ cập dịch vụ băng rộng di động (mobile broadband). Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Việc phổ cập được băng rộng di động có một ý nghĩa rất lớn. Tôi cho rằng 4G sẽ đem lại cơ hội lớn cho Việt Nam . Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy nếu tăng trưởng băng rộng khoảng 10% thì GDP của quốc gia đó sẽ tăng khoảng 1%. Nếu như ước mơ đem băng rộng đến tất cả các hộ gia đình Việt Nam bằng cáp quang sẽ khó khăn bởi thiết bị kết nối, giá kết nối và chúng ta cần phải có thời gian để làm điều đó. Thế nhưng, với 4G, chúng ta có thể nhanh chóng phổ cập băng rộng di động đến hầu hết người dùng di động và sẽ thúc đẩy GDP và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tăng thứ hạng về viễn thông của Việt Nam trên bản đồ viễn thông thế giới. Tôi nghĩ đó không chỉ là niềm tự hào của Viettel mà của toàn bộ người dân Việt Nam khi môi trường về viễn thông và công nghệ thông tin phát triển không kém gì các cường quốc trên thế giới.
Việc phổ cập dịch vụ di động rất phụ thuộc vào giá của thiết bị đầu cuối. Hiện nay, giá của máy điện thoại 4G vẫn còn cao, liệu mục tiêu phổ cập 4G có chắc chắn khả thi?
- Trước hết, sở dĩ Viettel sẽ triển khai 4G như 2G vì thứ nhất hiện nay giá thiết bị 4G đã rẻ. Nếu như ở công nghệ 2G và 3G, Viettel phải đi mua thiết bị của các nhà cung cấp thiết bị viễn thông, thì hiện nay, Viettel đã sản xuất được thiết bị 4G và đã đem vào thử nghiệm tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây chính là lợi thế của Viettel khi triển khai 4G. Tất nhiên, để triển khai 4G rộng như 2G sẽ cần phải có nguồn lực tài chính mạnh, và Viettel đã chuẩn bị cho việc đầu tư chiến lược này.
Về thiết bị đầu cuối, cho đến thời điểm này, giá thiết bị 4G và 3G đã tương đương nhau nên người dân không có trở ngại gì trong việc sở hữu một chiếc smartphone 4G. Năm 2008, khi mà thu nhập bình quân/người của Việt
chỉ bằng một nửa bây giờ, chúng ta đã đạt mật độ 85 - 90%, tức là đã gần như phổ cập dịch vụ 2G. Giá của thiết bị 2G lúc ấy cũng khoảng 1 triệu đồng. Bây giờ, máy điện thoại 4G cũng chỉ khoảng 40 – 50USD, GDP/người cũng cao gấp đôi năm 2008, việc phổ cập là hoàn toàn khả thi.
Xin cảm ơn ông!
Khi dùng 4G, người dùng sẽ phải tiến hành đổi SIM. Đây là dịp rất thích hợp để các nhà mạng yêu cầu người dùng khai báo thông tin thuê bao một cách chính xác, từ đó đẩy lùi tình trạng khai man thông tin thuê bao trả trước, gốc rễ của vấn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm Thông tin tại Hội nghị Giao ban quản lý Nhà nước tháng 10/2016 của Bộ TT&TT chiều 1/11 cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bộ TT&TT đã cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động tiêu chuẩn LTE-Advanced cho 4 mạng: VNPT, Viettel, MobiFone và GTel Mobile. Trong đó, 2 mạng VNPT và MobiFone đã được trao giấy phép chính thức. |