Vụ nước sạch sông Đà nhiễm dầu: Viwasupco phải chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng nguồn nước

Vân Nhi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trần Anh - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình tại buổi tọa đàm “Giải pháp nào đảm bảo an ninh nguồn nước sạch tại Hà Nội” do báo Tiền Phong tổ chức vào sáng 31/10.

Cụ thể, đề cập đến công tác đảm bảo an ninh nguồn nước, ông Nguyễn Trần Anh - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cho biết, trong sự cố nước vừa qua, Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình đã thực hiện các việc cần thiết theo quy định như: Phê duyệt quy định trong quá trình thực hiện; Quyết định về việc phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trong đó có dòng sông Đà chảy qua địa phần Hòa Bình; Quyết định phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước và chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đầm Bài trên đại bàn xã Phú Minh và xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình...
 Viwasupco lắp đặt các tấm nỉ chặn dầu trên suối Trầm.
Cũng theo ông Nguyễn Trần Anh, để đảm bảo an ninh nguồn nước cần tập trung vào 2 việc gồm: Bảo vệ nguồn nước không bị cạn kiệt, đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, việc làm này gặp một số khó khăn như các công ty lấy nước từ hồ Đầm Bài có diện tích lớn lên tới 16,6km2, nguồn nước lấy chính từ sông Đà cũng là con sông rất lớn chảy từ Trung Quốc. Vấn đề đảm bảo về lưu lượng phải đề ra các phương án lâu dài tổng thể đảm bảo vệ sinh an ninh nguồn nước thì chúng ta phải cố gắng giữ tương đối đảm bảo nước đủ vệ sinh để sử dụng sinh hoạt.
Đối với phần đảm bảo vệ sinh nước sinh hoạt thì trách nhiệm phần nhiều từ các nhà máy xử lý nước. Cụ thể, nguồn nước không được sử dụng trực tiếp phải qua xử lý để đưa vào sử dụng, trách nhiệm của nhà máy xử lý phải kiểm định được đầu vào đầu ra.
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, về việc bảo vệ nguồn nước, ngoài chức năng của Bộ Xây dựng thì các bộ khác cũng có chức năng. Cụ thể, về tài nguyên nước thì Bộ TN&MT, còn về chất lượng thuộc Bộ Y tế, còn các địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao, ví dụ chỉ đạo xây dựng các danh mục bảo vệ nguồn nước, lập danh mục bảo vệ nguồn nước, cắm mốc bảo vệ nguồn nước, kiểm tra và xử lý các vi phạm khi có vi phạm...
 Việc đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước chưa được Viwasupco thực hiện nghiêm túc.
Nghị định 177 có quy định về cung cấp, sản xuất nước sạch, đơn vị cấp nước phải tham gia bảo vệ, đơn vị khai thác hồ, suối cũng phải tham gia bảo vệ. Cũng theo ông Trần Anh Tuấn, nói chung về quy phạm pháp luật đã khá đầy đủ, còn về thực hiện thì có hạn chế.
Ví dụ, trong quy hoạch được phê duyệt phải cắm mốc địa giới bảo vệ, nhưng về địa phương lại chưa hoặc không thực hiện cắm mốc bảo vệ, nhiều khi sự cố xảy ra. Ô nhiễm nhỏ thì khó xác định, ô nhiễm lớn, do vô ý thức lại khác đi.
"Đó là một cái mà chúng tôi mong muốn từ T.Ư đến địa phương phải hướng dẫn thực hiện, đặc biệt là Công ty CP Đầu tư nước sông Đà (Viwasupco) là đơn vị cấp nước phải bảo vệ...", ông Trần Anh Tuấn nói.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần