Theo tiết lộ của đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC), đơn vị này đang tìm thời điểm thích hợp để xuất khẩu phim ra thị trường châu Á.
Thu tiếng đồng bộ để xuất khẩu“Người phán xử” đang chiếu ở khung giờ vàng của VTV3 (21 giờ 30 phút thứ 4 và thứ 5 hàng tuần) là phim hình sự mới của VFC. Công chiếu chưa đầy 10 tập nhưng bộ phim đang thu hút số lượng người xem lớn. Không chỉ bởi vì kịch bản hấp dẫn, mua từ Israel và được Việt hóa với câu chuyện gần giống vụ án Năm Cam mà là phim được đạt chuẩn kỹ thuật, nghệ thuật sản xuất trong khu vực. “Để có chuẩn âm thanh phim phải thu tiếng đồng bộ. Chính vì vậy, ngay từ khi tuyển chọn diễn viên, chúng tôi đã phải chú trọng không chỉ ngoại hình mà còn giọng nói. Phim có nhiều tuyến nhân vật đan xen” – đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết. Bên cạnh “Người phán xử”, phim “Sống chung với mẹ chồng” đang trình chiếu trên VTV1 cũng được thu thanh đồng bộ. Vũ Trường Khoa – đạo diễn phim “Sống chung với mẹ chồng” cho biết: “Các phim Việt xuất khẩu sang Myanmar đều là thu tiếng đồng bộ, không làm theo cách cổ truyền lồng tiếng. Phim thu tiếng đồng bộ tạo cảm giác chân thực và nhận được sự đồng cảm của khán giả hơn”.“Người phán xử” - một trong những bộ phim đang hướng đến thị trường |
Thực tế, Việt Nam đã có 3 phim xuất khẩu sang Myanmar, đó là “Hoàng hôn dịu dàng”, “Trả giá” và “Sương khói đồng hoang”. Thế nhưng, các phim này mới chỉ là bước khởi đầu cho kế hoạch hướng ngoại của phim Việt. So với các nước láng giềng như Thái Lan, Philippines, điện ảnh truyền hình Việt vẫn đi sau một bước. Bởi vì, hàng năm họ đã có chiến lược chinh phục thị trường Myanmar, Campuchia và cả Việt Nam. Ngược lại, phim truyền hình Việt hiện nay mới ở bước chập chững thu hút khán giả nhà, tìm đường hướng ngoại.
Nhiều phim ngoại tệ hơn phim nộiTheo quy định của Chính phủ, trên sóng truyền hình phải đảm bảo 30% là phim Việt. Cho dù các đơn vị sản xuất như VFC, TFS… hoặc một vài hãng sản xuất tư nhân đã tung hết lực nhưng cũng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu phát sóng của các kênh truyền hình trong nước. Chình vì vậy, điện ảnh Việt có phần lơi là thị trường bên ngoài. Nhiều kênh truyền hình nhập các bộ phim của Philippines, Lào, Thái Lan… Nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhiều phim nhập ngoại tệ hơn cả phim nội, từ kịch bản, diễn xuất diễn viên; chỉ khác biệt là có yếu tố mới mẻ.Đạo diễn Vũ Trường Khoa đồng đạo diễn bộ phim “Dưới bầu trời xa cách” đang phát sóng ở Nhật khá tự tin rằng kỹ thuật của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực, kể cả nước tiên tiến như Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau khi xem nhiều phim truyền hình của các quốc gia khác nhau, đạo diễn Vũ Trường Khoa thừa nhận, nếu nói họ vượt trội thì mình tự ti quá, nói mình đủ sức làm như họ thì cần sự nỗ lực của cả đội ngũ làm phim từ khâu chấp bút viết kịch bản trở đi. Đạo diễn Vũ Trường Khoa cho rằng muốn xuất khẩu phim trước hết phải thuyết phục khán giả trong nước, nhất là ở thời đại khán giả có đủ các kênh thông tin để so sánh chất lượng phim.“Bất cứ thị trường nào cũng vậy, họ làm phim trước hết để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả trong nước, sau đó mới tính đến phục vụ khán giả nước ngoài. Thực ra nguồn thu chủ yếu của các nhà sản xuất đến từ thị trường trong nước” - ông Nguyễn Văn Hoàng – Giám đốc Công ty Lasta chia sẻ. Với những gì mà phim Việt đang thể hiện ở 2 bộ phim “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng”; người Việt có thể hy vọng phim Việt được xuất khẩu trong thời gian không xa.