Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vướng về vốn và mặt bằng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Xây dựng các cơ sở giết mổ (CSGM) gia súc, gia cầm tập trung để tập kết các hộ giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư là một chủ trương đúng đắn của TP, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và ATTP.

Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai các dự án này đang gặp rất nhiều vướng mắc, trong đó, khó khăn nhất là nguồn kinh phí và mặt bằng.

Khó và vướng

Tháng 10/2012, huyện Thanh Oai được UBND TP phê duyệt dự án giết mổ gia súc, gia cầm tại xã Bình Minh với tổng mức đầu tư gần 112 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP, thời gian thực hiện từ năm 2013 - 2015. Đến tháng 11/2013, UBND TP đã ban hành quyết định giao 42.814m2 đất nông nghiệp tại xã Bình Minh cho UBND huyện Thanh Oai để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CSGM gia súc, gia cầm tập trung. Ngay sau đó, UBND huyện Thanh Oai có quyết định phê duyệt phương án, dự toán bồi thường hỗ trợ GPMB để đầu tư hạ tầng kỹ thuật của CSGM này với tổng kinh phí 35,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hồng Yên - Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai, năm 2014, dự án chưa được bố trí kế hoạch vốn để thực hiện GPMB và thi công.

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
hông chỉ huyện Thanh Oai, nhiều địa phương khác cũng đang gặp khó khăn tương tự. Tại huyện Phú Xuyên, tháng 10/2010, UBND TP đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng CSGM và chế biến gia súc, gia cầm tập trung tại 2 xã Quang Lãng và Tri Thủy, giao cho Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc trong kinh phí thực hiện bồi thường GPMB phần hàng rào ngoài dự án nên cho tới nay, dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, TP có 10 huyện đang triển khai các dự án xây dựng CSGM, song đa số gặp khó khăn, chủ yếu về đất đai và nguồn vốn nên tiến độ triển khai chậm. Trong đó, quỹ đất dành cho quy hoạch CSGM gặp vướng mắc về thủ tục và GPMB vì liên quan đến nhiều cấp, ngành trong khi nếu doanh nghiệp phải đi thuê đất thì kinh phí lớn. Bên cạnh đó, một số huyện tiếp tục có điều chỉnh diện tích xây dựng CSGM tập trung do chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu giết mổ tại địa phương như Mỹ Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Chương Mỹ, nên chưa có sự thống nhất trong triển khai thực hiện.

Đẩy nhanh tiến độ

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm toàn TP hiện vào khoảng hơn 700 tấn/ngày. Trong khi đó, lượng thịt cung cấp ra thị trường của các CSGM công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung thủ công mới chỉ đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu thịt lợn và 34% nhu cầu thịt gia cầm, còn lại phụ thuộc vào các hộ, CSGM nhỏ lẻ chưa được kiểm soát vệ sinh thú y (và nguồn cung từ các tỉnh lân cận). Điều này càng đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giết mổ tập trung để thu gom các hộ giết mổ vào một khu vực nhằm kiểm soát tốt hơn VSATTP.Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị UBND TP bổ sung kịp thời nguồn vốn ngân sách TP để tiếp tục triển khai thực hiện các dự án xây dựng CSGM tập trung. Đồng thời, ban hành cơ chế hỗ trợ các CSGM công nghiệp theo đầu số lượng gia súc, gia cầm giết mổ để giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong việc giết mổ và thuê cửa hàng tiêu thụ. Đặc biệt, Sở NN&PTNT đề nghị TP tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã thực hiện xây dựng các CSGM tập trung theo quy hoạch, từng bước đình chỉ hoạt động của các CSGM gia súc, gia cầm không đảm bảo yêu cầu VSATTP...

Đại diện nhiều địa phương cũng đề nghị, các sở, ngành của TP tháo gỡ khó khăn về cơ chế hỗ trợ GPMB và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn xây dựng CSGM tập trung từ Quỹ Khuyến nông TP. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục, hồ sơ để dự án sớm được triển khai. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, mua các sản phẩm thịt có kiểm soát thú y nhằm "chặn" thực phẩm từ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.   

 
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt yêu cầu các sở, ngành, huyện, thị xã xây dựng đề án, lộ trình thực hiện và có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng CSGM tập trung. Trước mắt, tập trung vào các dự án đang triển khai và hàng tháng có báo cáo tiến độ thực hiện.