Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

WHO kêu gọi giảm quảng cáo thực phẩm có hại cho trẻ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo số liệu của WHO, thế giới hiện có tới 43 triệu trẻ em chưa đến tuổi đi học bị bệnh béo phì hoặc quá cân.

KTĐT - Theo số liệu của WHO, thế giới hiện có tới 43 triệu trẻ em chưa đến tuổi đi học bị bệnh béo phì hoặc quá cân.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 21/1, tại Geneva (Thụy Sĩ),  đã kêu gọi các nước trên thế giới hãy hành động để giảm ảnh hưởng của quảng cáo các thực phẩm gây hại cho sức khỏe của trẻ em.

Theo WHO, trẻ em trên thế giới đang hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo thực phẩm có nhiều mỡ, đường và muối, những thứ làm tăng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm trong cuộc sống của thế hệ trẻ sau này như các bệnh về tim mạch, ung thư và béo phì.

Theo số liệu của WHO, thế giới hiện có tới 43 triệu trẻ em chưa đến tuổi đi học bị bệnh béo phì hoặc quá cân.

Quảng cáo trên truyền hình chịu trách nhiệm phần lớn về việc tiếp thị các thực phẩm như vậy, quảng cáo sẽ làm trẻ thích, chúng đòi mua và sử dụng.

Tháng 5/2010, WHO đã đưa ra một loạt các khuyến cáo về quảng bá các thực phẩm và đồ uống không cồn cho trẻ em. WHO kêu gọi các nước trên  thế giới hãy thực hiện các khuyến cáo của tổ chức này để giảm thông tin quảng cáo các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe của trẻ em,  tăng cường các thực phẩm có chứa axit chuyển hóa chất béo, không đường, không muối, và duy trì cân nặng  khẻo mạnh.

WHO cho biết trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo truyền hình về những thực phẩm thiếu dinh dưỡng. Bữa ăn nghèo chất dinh dưỡng cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến liên quan đến bốn căn bệnh nguy hiểm là ung thư, tiểu đường, tim mạch và phổi mãn tính. Những  căn bệnh này hàng năm cướp đi sinh mạng của 35 triệu người trên thế giới.

Một hội nghi cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về kiểm soát và phòng chống các bệnh không lây truyền sẽ được tổ chức từ ngày 19-20/9/2011 tại New York, Mỹ. Các nhà lãnh đạo đứng đầu nhà nước và chính chính phủ sẽ được mời tham dự. Chủ đề chính của hội nghị là sức khỏe, sự phát triển và ảnh hưởng của kinh tế xã hội lên các bệnh không lây truyền, đặc biệt ở các nước đang phát triển./.