Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xăng dầu lên giá do đâu?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - "Giá dầu tăng cao như hiện nay không phải là do thiếu nguồn cung, mà bởi các nhà đầu cơ. Nhiều người cho rằng, bất ổn leo thang tại Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung và theo đó, giá dầu bị đẩy lên cao hơn".

KTĐT - "Giá dầu tăng cao như hiện nay không phải là do thiếu nguồn cung, mà bởi các nhà đầu cơ. Nhiều người cho rằng, bất ổn leo thang tại Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung và theo đó, giá dầu bị đẩy lên cao hơn".

Lượng dầu trên thế giới vẫn đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, nhưng giá xăng vẫn tăng mạnh là bởi yếu tố đầu cơLượng dầu trên thế giới vẫn đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, nhưng giá xăng vẫn tăng mạnh là bởi yếu tố đầu cơ và điều này đã khiến người tiêu dùng Mỹ gặp khó khăn, "ông chủ" Nhà Trắng cho hay.

Giá xăng trung bình tuần vừa qua tại Mỹ là 3,84 USD/gallon, cao nhất kể từ tháng 8/2008, trong khi giá dầu đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Ở nhiều thành phố lớn, nơi giá xăng vượt mức 4 USD/galông, đã có sức ép chính trị đòi Tổng thống phải hành động.

"Giá dầu tăng cao như hiện nay không phải là do thiếu nguồn cung, mà bởi các nhà đầu cơ. Nhiều người cho rằng, bất ổn leo thang tại Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung và theo đó, giá dầu bị đẩy lên cao hơn", Tổng thống Barack Obama nói.

Theo ông, việc tạo ra một thị trường xe hơi tiết kiệm nhiên liệu sẽ góp phần giải quyết những thách thức về chi phí năng lượng mà nước Mỹ hiện đang phải đương đầu. Tổng thống Mỹ cho biết, chính quyền sẽ giám sát các trạm bán xăng để đảm bảo người tiêu dùng không bị lợi dụng.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ hiện đang điều tra hiện tượng đầu cơ bất công bằng. Ủy ban Giám sát giao dịch hàng hóa giao sau (CFTC) và Ủy ban thương mại liên bang (FTC) gần đây đã nhất trí chia sẻ thông tin về các cuộc điều tra sau này.

Bên cạnh vấn đề chi phí năng lượng, ông Obama cũng đưa ra những nhận định lạc quan về triển vọng giảm thâm hụt ngân sách của chính quyền liên bang. Theo ông, đảng Dân chủ và Cộng hòa đã nhất trí với mục tiêu cần giảm thâm hụt ngân sách.

Trên cơ sở sự nhất trí này, ông tin tưởng nghị sỹ lưỡng Đảng có thể tìm ra được lời giải cho bài toán này. "Cuộc tranh luận không phải ở chỗ chúng ta có phải giảm thâm hụt hay không, mà là làm thế nào để giảm thâm hụt", ông nói.

Tổng thống Mỹ đã đề xuất cắt giảm 4.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong 12 năm tới, trong khi kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách của đảng Cộng hòa cũng đưa ra con số tương tự, song có thời hạn ngắn hơn (10 năm).

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner cũng bày tỏ tin tưởng các nghị sỹ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ thu hẹp khác biệt và tiến tới một kế hoạch dài hạn chung nhằm giảm thâm hụt ngân sách và nợ công hiện đã lên mức kỷ lục.

Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động nước này, trong tháng 3 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống 8,8%, mức thấp nhất trong hai năm qua. Thất nghiệp đã giảm tại 34/50 bang tại Mỹ, nhưng tăng nhẹ tại 7 bang và không thay đổi so với tháng 2 tại 9 bang còn lại và ở Washington.

Bộ Lao động cũng cho biết lĩnh vực phi nông nghiệp đã tuyển dụng thêm 216.000 nhân công trong tháng 3/2011, giảm số người thất nghiệp của Mỹ xuống còn 13,5 triệu người. Theo giới phân tích, điều này cho thấy, thị trường việc làm tại Mỹ đang tăng trưởng và các công ty bắt đầu tin tưởng vào sự hồi phục.

Theo công bố của Bộ Tài chính Nhật Bản, thặng dư thương mại tháng 3 của nền kinh tế này đã sụt giảm tới 78,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do xuất khẩu giảm mạnh sau thảm họa trận động đất và sóng thần hôm 11/03.

Cụ thể, thặng dư thương mại tháng 3 đạt 196,5 tỷ Yên (2,37 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu giảm 2,2% xuống 5.870 tỷ Yên, mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế. Đây là lần sụt giảm đầu tiên trong 16 tháng qua.

Nhập khẩu cải thiện tháng thứ 15 liên tiếp, với mức tăng 11,9% lên 5.679 tỷ Yên do giá dầu thô, than và quặng sắt tăng mạnh. Cụ thể, giá trị nhập khẩu dầu tăng 14,8%, quặng sắt tăng vọt 74,9%, và than tăng 39,4%.

Ngược chiều với Nhật Bản, xuất khẩu tháng 3 của Ấn Độ tăng tới 29,1 tỷ USD, đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1947 cho tới nay, bất chấp giá đồng Rupee của nước này tăng mạnh và nhu cầu tại các thị trường phát triển yếu đi.

Giá trị xuất khẩu trong năm vừa qua của Ấn Độ lên tới 245,9 tỷ USD, vượt mục tiêu ban đầu là 200 tỷ USD. Mục tiêu xuất khẩu năm 2013-2014 mà Chính phủ nước này đặt ra là 450 tỷ USD, tăng 25% so với lượng xuất khẩu trong năm tài chính hiện hành.

Tây Ban Nha vừa rao bán thành công 3,4 tỷ Euro trái phiếu đáo hạn vào năm 2021 và 2024, đạt được mục tiêu của Chính phủ về huy động được 2,5 - 3,5 tỷ Euro. Điều này dự kiến sẽ làm dịu bớt những lo ngại về cuộc khủng nợ ở nước này.

Các số liệu về nền kinh tế Tây Ban Nha công bố trong tuần này cho thấy, giá nhà tiếp tục giảm và các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng mạnh, gia tăng lo ngại đối với tình hình nợ công nước này. Tuy nhiên, nhu cầu mua nợ dài hạn của Tây Ban Nha vẫn mạnh mẽ, do mức lợi suất rất hấp dẫn.

Cùng ngày, Ủy ban châu Âu đã trình bày dự thảo ngân sách 2012 cho Liên minh châu Âu, với mức tăng ngân sách là 4,9% so với năm trước. Cụ thể, tổng dự toán ngân sách là 132,7 tỷ Euro (tương đương 189,8 tỷ USD).

Ủy ban châu Âu cho biết, sự gia tăng ngân sách này là cần thiết vì Liên minh châu Âu cần thêm tiền để trả cho các chương trình được phát động từ năm 2007 và đang được thực hiện với tốc độ cao ở thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, Ủy ban cũng đề nghị đóng băng các khoản chi tiêu hành chính trong năm 2012, trong bối cảnh các nước thành viên Liên minh châu Âu đang thực hiện các chính sách thắt chặt để giải quyết khủng hoảng nợ.

Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ông Supachai Panitchpakdi, cảnh báo, mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhưng khủng hoảng nợ công và lạm phát vẫn là 2 nguy cơ lớn nhất.

Theo ông, nhu cầu khu vực tư nhân tại các nền kinh tế phát triển hiện vẫn chưa lấy lại được động lực như giai đoạn trước khủng hoảng. Vì thế, sự phục hồi của các thị trường tài chính chưa đủ mạnh để ngang bằng với cơn bão giá hàng hoá.

Tại nhiều nơi, các yếu tố như tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng lương bị kiềm chế, lạm phát gia tăng, nợ của các gia đình và chính phủ cao... đang làm giảm nhu cầu trong nước. Ông nhấn mạnh, nhiều nền kinh tế thu nhập thấp đang nhanh chóng cạn kiệt tài chính sau khủng hoảng và trở nên dễ bị tổn thương trước gánh nặng nợ.

Trong khi đó, Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) dự kiến nhu cầu sử dụng thép trên toàn cầu sẽ tăng 5,9% lên 1.359 triệu tấn trong năm nay và lập kỷ lục mới 1.441 triệu tấn vào năm 2012. Theo WSA, nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ tăng 5% lên 605 triệu tấn trong 2011 và tiếp tục tăng 5% vào năm tới.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm nguội nền kinh tế, vốn đang tăng trưởng quá nóng, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, có thể tác động xấu đến nhu cầu thép của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.