Tại buổi tọa đàm, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hiệp hội Doanh nhân Tư nhân, Diễn đàn kinh tế Tư nhân, cơ quản lý du lịch, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp nghỉ dưỡng đầu tư vào bất động sản đều có chung nhận định, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần có nhái nhìn khác về khách du lịch, trong đó yêu cầu cấp thiết là sửa đổi để Luật Du lịch phù hợp với thực tiễn.
|
Chuyên gia, đại biểu tham gia buổi tọa đàm phát biểu ý kiến. Ảnh: Khắc Kiên |
Theo TS Phạm Từ - nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, môi trường, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là mối quan tâm thường trực của quá trình phát triển. Đặt trong bức tranh chung đó, để thấy không phải cứ đã là nước hàng đầu ASEAN, có nhiều di sản được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, thì du lịch cũng là hàng đầu. Để thúc đẩy du lịch phải giải quyết những vấn đề liên quan, tổng hợp liên ngành, liên vùng và cơ bản đó.
Hiện Luật Du lịch (sửa đổi) đã và đang được tổ chức lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương và dự kiến sẽ được trình Quốc hội thảo luận vào ngày 29/5, thông qua vào ngày 9/6/2017. |
Trong bối cảnh như vậy, Bộ Chính trị đặt quyết tâm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy các ngành các lĩnh vực khác. Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đón 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 82 triệu khách nội địa. Đóng góp trên 10% GDP, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. “Mục tiêu này là cao nhưng hoàn toàn có cơ sở, và phải tạo đột phá để đạt kỳ được” – ông Phạm Từ nói.
|
Bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC đưa ra quan điểm của mình tại hội thảo. Ảnh: Khắc Kiên |
Dưới góc độ đầu tư nghỉ dưỡng lĩnh vực bất động sản, bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC nhìn nhận, một số nội dung của Luật Du lịch 2005 vẫn chưa được triển khai nhưng vẫn phù hợp và cần thiết thì nên được xem xét, đánh giá nguyên nhân và cách triển khai thay vì loại bỏ. “Đặc biệt, hiện rào cản quá nhiều về quy hoạch du lịch khi chờ Luật Quy hoạch, dẫn đến có độ trễ đối với quy hoạch du lịch, ảnh hưởng đến nhu cầu, mục tiêu đầu tư của DN. Bên cạnh đó, điều kiện du lịch quá phức tạp khi khu nghỉ dưỡng 5 sao có tới 14 loại giấy phép, theo dự thảo Luật sẽ tăng lên về giấy phép. Ngoài ra, không nên bỏ quy định về đô thị du lịch, trên thực tế mới công nhận được 1 đô thị du lịch, cần tiếp tục thực hiện để nâng tầm quảng bá, hấp dẫn du lịch” – bà Trần Kiều Dung nói. Đồng thời cho rằng, cần có 1 cơ quan mạnh hơn để quản lý hiệu quả về du lịch, nên có Uỷ ban chỉ đạo quốc gia về du lịch của T.Ư và hệ thống ngành dọc tới các địa phương.
Thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình, TS Lê Đăng Doanh đề nghị Quốc hội chưa thông qua vì dự thảo Luật Du lịch sửa đổi vì chưa đáp ứng được những nội dung mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đề ra. Nên xem xét lại chương về quy hoạch, không thể cứng nhắc và phải kết hợp với quy hoạch đô thị, môi trường. Bởi, hiện nay nhiều quy hoạch quá và hình thành cơ chế xin cho, do đó, phải có bổ sung thêm các hình thức kinh doanh như du thuyền cỡ lớn, du lịch hội nghị, vai trò kết nối của CNTT… cũng như cần có phân cấp rõ ràng, không thể đặt hết lên Bộ VHTT&DL .
“Nếu thông qua Luật này sẽ bỏ lỡ cơ hội làm chính sách tốt khi rất nhiều DN trong ngành đánh giá chưa cao. Chẳng hạn, Điều 32, khoản 1 và 2 giao ký quỹ ngân hàng, quy định này cũ và ko hợp lý, làm chi phí của DN tăng lên, khó thu hút các DN tham gia thị trường; Yêu cầu xếp hạng là tự nguyện, chất lượng xếp hạng của Việt Nam không cao, cần có cơ sở tối thiểu về cơ sở lưu trú…” - Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng phòng Pháp chế VCCI cho biết. |