Xem xét quy hoạch một số tuyến đường bên sông Hồng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 27/1, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì nghe Sở GTVT báo cáo về dự án (DA) đường từ cầu Nhật Tân đến đường Thanh Niên và dự án đường từ cầu Long Biên – Bác Cổ - cầu Vĩnh Tuy (cả cầu vượt) và một số nút giao thông (GT) trọng điểm.

Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng, đại diện các sở, ban, ngành, UBND các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Tây Hồ.

Theo đại diện Sở GTVT, về DA đường cầu Nhật Tân, đoạn từ cầu Nhật Tân – An Dương – Ba Đình: Nút giao Phú Thượng đến đầu đường Thanh Niên, dài 5km, quy mô 4 đến 6 làn xe, tiêu chuẩn đường trục chính đô thị. Có 3 phương án (PA) nghiên cứu, theo hướng tuyến quy hoạch chung (QHC) của Thủ đô.

 
Xem xét quy hoạch một số tuyến đường bên sông Hồng - Ảnh 1
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nghe Sở GTVT báo cáo về dự án giao thông.
Sau khi nghe ý kiến các sở, ngành, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo lưu ý, đối với DA này cần chú ý vấn đề lũ trên sông Hồng do chu kỳ không ổn định. Phải nghiên cứu kết hợp với tổng thể  QH khu vực sông Hồng, sớm nghiên cứu tổng thể trục GT 2 bên tuyến.

Chủ tịch đề nghị giao cho Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT (TEDI) tiếp tục nghiên cứu PA tối ưu tuyến đường để làm cơ sở triển khai đầu tư DA trong giai đoạn sớm nhất, bởi sự cần thiết của tuyến đường sau khi cầu Nhật Tân thông xe. Trước mắt thống nhất làm cầu sắt tại nút giao Phú Thượng, bởi qua trục này không chỉ phát triển GT phía nam mà còn kết nối phát triển cả trục GT phía Bắc. Giao Sở QH - KT khẩn trương hoàn thiện QH phân khu sông Hồng, lưu ý cao trình và hành lang thoát lũ, chức năng sử dụng của khu vực ngoài bãi sông Hồng. Trên cơ sơ thống nhất đó, các cơ quan liên quan sớm hoàn chỉnh báo cáo để trình Thủ tướng.

Về DA cải tạo mở rộng đường từ cầu Long Biên – dốc Bác Cổ - cầu Vĩnh Tuy, xây dựng hầm chui Chương Dương Độ, đại diện tư vấn đưa ra 4 PA.

Sau khi nghe ý kiến các sở, ngành chức năng, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo kết luận: Xem xét PA hiệu quả nhất cả về kinh tế, xã hội và GT. Theo Chủ tịch, trở ngại lớn nhất là đường gắn với đê và nhiều công trình, nhà dân 2 bên, buộc phải có giải pháp kỹ thuật khắc phục. Trong đó, vướng nhất là đoạn từ Trần Hưng Đạo  – Lương Yên với 2 bệnh viện. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì PA 1 phù hợp, nhưng về mặt kỹ thuật thì không giải quyết được xung đột GT. Đối với PA 2 (XD cầu cạn), khả thi hơn, nên chọn làm bằng cầu thép, triển khai nhanh hơn.

Chủ tịch cũng đồng ý đề xuất về cầu vượt đi bộ, nhưng phải nghiên cứu đầy đủ cả 2 yếu tố, nhân dân có nhu cầu và tăng cường công tác quản lý. Về hầm Chương Dương Độ lưu ý, đề nghị của TEDI về cao độ, cốt đê và tổ chức GT. Đồng ý chủ trương nghiên cứu. Về kinh phí, phân kỳ đầu tư, đoạn nào thuận lợi làm trước. Đây là công trình đầu tư cấp bách, Chủ tịch nhấn mạnh và đề nghị, trước mắt tổ chức lại nút giao từ Trần Quang Khải đến Chương Dương để hạn chế ùn tắc GT.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần