Xử lý nửa vời hàng loạt cảng không phép

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị đã có bài phản ánh tình trạng hàng chục năm qua, tại xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn), bến cảng thủy nội địa không phép hoạt động ngày đêm làm ảnh nghiêm trọng đến môi trường, sinh hoạt của người dân địa phương. Đến nay, những vi phạm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến người dân địa phương bức xúc… Hàng loạt cảng không phép Sau hơn một tháng, trở lại địa phương này, chúng tôi vẫn không thấy sự chuyển biến nào đáng kể trong việc dừng hoạt động trái phép của các cảng thủy nội địa. Tại cảng Hà Tư, cảng Hòa Bình, máy xúc vẫn đều đều múc vật liệu từ xà lan lên bến bãi tập kết, những “núi” đá, cát, sỏi được máy cẩu, máy ủi vun lên san sát. Hàng chục con tàu, thuyền đỗ san sát dưới sông chờ luân chuyển vật liệu.

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị đã có bài phản ánh tình trạng hàng chục năm qua, tại xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn), bến cảng thủy nội địa không phép hoạt động ngày đêm làm ảnh nghiêm trọng đến môi trường, sinh hoạt của người dân địa phương. Đến nay, những vi phạm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến người dân địa phương bức xúc…

Hàng loạt cảng không phép

Sau hơn một tháng, trở lại địa phương này, chúng tôi vẫn không thấy sự chuyển biến nào đáng kể trong việc dừng hoạt động trái phép của các cảng thủy nội địa. Tại cảng Hà Tư, cảng Hòa Bình, máy xúc vẫn đều đều múc vật liệu từ xà lan lên bến bãi tập kết, những “núi” đá, cát, sỏi được máy cẩu, máy ủi vun lên san sát. Hàng chục con tàu, thuyền đỗ san sát dưới sông chờ luân chuyển vật liệu.
Xử lý nửa vời hàng loạt cảng không phép - Ảnh 1
Cách khu vực cảng Hà Tư không xa là cảng An Lạc, bụi đất, than bám đen không còn nhận được ra màu xanh của cây cỏ hai bên lề con đường bê tông dẫn vào cảng. Mặt đường bong tróc, xuất hiện nhiều “ổ gà”, “ổ trâu” khiến việc đi lại rất khó khăn. Trên diện tích rộng hàng chục ngàn mét vuông đất nông nghiệp giáp bờ sông, phía dưới cầu Vát (nối Phố Nỷ với Hiệp Hòa - Bắc Giang), bãi tập kết than, vật liệu, nhà xưởng, máy móc cùng công nhân hoạt động cho thấy vượt trội hẳn so với cảng Hà Tư.

Trao đổi với chúng tôi, người dân thôn An Lạc (xã Trung Giã) cho biết, về chiều tối, đặc biệt là buổi đêm, các bến, bãi trái phép này hoạt động rất rầm rộ, là nơi trung chuyển của rất nhiều chủng loại như cát, sỏi, than đá… Thậm chí, những chủ cảng thường lén lút tổ chức khai thác cát trái phép dưới lòng sông. Ông Nguyễn Văn Th. (nhà gần cảng An Lạc) chia sẻ: “Đường từ phố Nỷ hướng đi Bắc Giang vừa làm lại năm 2014, nhưng với tình trạng các “binh đoàn” xe siêu trường, siêu trọng hoạt động rầm rập cả đêm thì trong vài ba tháng, mặt đường lại xuống cấp là khó tránh khỏi”. Ngược lên phía trên cầu Vát, bãi vật liệu xây dựng cũng hoạt động không kém náo nhiệt. Người dân khu vực cho biết, bãi vật liệu này tồn tại hàng năm qua chiếm dụng hành lang đê, lòng sông, gây ô nhiễm môi trường nhưng cũng không thấy chính quyền địa phương xử lý.

Cách cảng Hà Tư khoảng hơn 1km, xung quanh khu vực cảng Sông Công, hoạt động của xe tải, máy móc tàn phá đường sá, hủy hoại môi trường ngày càng nặng nề. Các máy xúc liên tục xúc cát, than từ xà lan lên bãi tập kết ven sông rồi tiếp tục chuyển lên xe tải ngược xuôi; máy bơm âm ầm hút nước từ đáy sông để thau rửa những “núi” than đá rồi xả trực tiếp ra dòng sông, nước thải đen ngòm… Sông Công là địa phận giáp ranh giữa Thái Nguyên và Hà Nội, chia cách tại cầu Đa Phúc. Theo tìm hiểu của phóng viên, bên bờ thuộc địa phận Thái Nguyên, một số cơ sở được cấp phép khai thác cát nên tình trạng “nhập nhằng” khai thác cát trái phép vẫn thường diễn ra dọc hai bên bờ sông.

Xử lý nửa vời

Liên quan đến những vấn đề trên, ông Đinh Văn Thọ - Phó Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho biết: Chính quyền địa phương đã lập đoàn kiểm tra liên ngành, rà soát lại các bến cảng thủy nội địa tự phát. Cụ thể, trên địa bàn xã còn tồn tại 19 tổ chức, cá nhân đang sử dụng bến bãi, với tổng diện tích 17.350m2. Khối lượng đá, cát, sỏi đang tập kết tại bãi trong thời điểm kiểm tra khoảng gần 5.000m3. Ngày 11/5, xã đã ra Thông báo số 249/TB-UBND về việc xử lý vi phạm trong sử dụng đất đai, giải tỏa vật liệu xây dựng trên các bãi chứa, trung chuyển. Qua đó, để đảm bảo việc chấp hành đúng pháp luật, không để ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ trong mùa mưa bão năm 2015, yêu cầu các tổ chức, cá nhân ngừng ngay việc tập kết vật liệu, giải tỏa lượng đá, cát, sỏi còn tồn đọng.

Nói về hướng xử lý những vi phạm của hàng loạt cảng thủy nội địa trong thời gian tới, ông Thọ cho biết: UBND xã kiên quyết đình chỉ, giải tỏa và xử lý nghiêm những bến, bãi trung chuyển vật liệu vẫn cố tình hoạt động. Toàn bộ các bến, bãi này đang hoạt động không phép, UBND xã sẽ xử phạt hành chính theo thẩm quyền (tối đa 2 triệu đồng). Tiếp tục yêu cầu các tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng bến bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng tại các điểm phù hợp với danh mục bãi chứa được quy hoạch (nêu tại Quyết định số 711/QĐ – UBND của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt sử dụng cát, sỏi trên địa bàn TP đến năm 2020) làm thủ tục về đất đai, ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Theo nguồn tài liệu phóng viên thu thập được, đối với những sai phạm trên, nhiều năm qua, các cấp chính quyền huyện Sóc Sơn đã có rất nhiều văn bản, báo cáo, thông báo xử lý các vi phạm của các bến bãi, cảng thủy nội địa trái phép. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, đến nay, hoạt động trái phép của các cảng vẫn tiếp diễn, thậm chí quy mô tổ chức và phương tiện, thiết bị ngày càng phát triển. Dư luận cho rằng, với cách xử lý theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” của chính quyền địa phương thì hàng loạt cảng thủy nội địa trái phép sẽ tiếp tục lộng hành bất chấp quy định.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần