Theo Tổng cục Lâm nghiệp, cả nước hiện có 5.424 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của, trong có, đó 612 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 11,3% tổng số doanh nghiệp.
Tính đến tháng 8/2019, gỗ và lâm sản của Việt Nam đã được xuất khẩu trên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu chủ yếu, đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 87,7% giá trị xuất khẩu lâm sản.
Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đã nhập khẩu từ 96 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Chi Lê, Thái Lan là 5 thị phần có giá trị nhập khẩu lớn của Việt Nam, đạt 757,6 triệu USD, chiếm 52% giá trị nhập khẩu.
Đáng chú ý, từ khi Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) có hiệu lực vàongày 1/6/2019, các hoạt động thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được thúc đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản vào EU cũng như thị trường khác.
Việt Nam có nhiều cơ hội đón nhận nguồn vốn đầu tư FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc do Việt Nam có các lợi thế về cơ chế chính sách thông thoáng, nhân công giá rẻ, hệ thống giao thông, cảng biển nước sâu thuận lợi.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ngành sẽ đối mặt với một số khó khăn như: Việc kiểm soát chất lượng của các dự án FDI, nguy cơ về tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Tiềm ẩn nguy cơ gian lân thương mại, giả xuất xứ hàng hóa để lợi dụng thuế nhập khẩu thấp hơn từ Việt Nam so với từ Trung Quốc sang Mỹ.
Bên cạnh đó là thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng lớn trong ngành gỗ có thể dẫn đến Chính phủ Mỹ áp đặt chính sách thương mại công bằng dẫn đến thua thiệt cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Đặc biệt, mặt hàng ván dán đang bịnghi ngờ có hành vi gian lận thương mại khi xuất khẩu sang Mỹ, vì vậy cần quan trâm và có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đến quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng ván dán từ Việt Nam và Mỹ.