9 kiến nghị để phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 7/8, Hiệp hội DN ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) tổ chức hội nghị đóng góp xây dựng đề án phát triển CNHT trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 đến 2020, định hướng đến 2025.

Ngoài các ý kiến của DN gửi tới hiệp hội, tại hội nghị các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề DN CNHT đang gặp phải rất cần có cơ chế, chính sách thể hiện cụ thể trong đề án để tháo gỡ nhằm phát triển khu vực này xứng tầm.
Toàn cảnh Hội nghị.
Theo đó, các đại biểu tập trung kiến nghị về nhân sự, thủ tục xin chứng nhận DN CNHT khá phức tạp, khi có khu, cụm trọng điểm DN vào đấy là đương nhiên trở thành CNHT, sau đó tạo thành chuỗi hạn chế sự cạnh tranh của chính các DN trong ngành… Đồng thời mong muốn chính sách công ty trụ cột sẽ giữ vai trò dẫn dắt, có trách nhiệm đưa ra các sản phẩm từ chuỗi liên kết hoàn chỉnh với sự tham gia của các DN trong nội khối. Cũng như cần có sản phẩm mẫu, quy chuẩn mang tính chất pháp lý quy chuẩn quốc tế; Đầu ra giới thiệu quảng bá cần có kênh thông tin; Những đợt xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cần cụ thể làm sao sản phẩm của DN mang ra triển lãm phải độc đáo, đặc trưng thu hút, chứ đừng để DN nước ngoài có những sản phẩm trên trời, còn DN Việt Nam thì lại chỉ ở dưới đất…
Theo ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch HASIBA, Dự thảo đề án phát triển CNHT của TP Hà Nội đã được nghiên cứu kỹ nhằm hỗ trợ cho các DN lĩnh vực này phát triển sản xuất kinh doanh. Theo thống kê, Hà Nội có 200 - 250 DN có sản phẩm CNHT, dự thảo hướng đến 2020 có 900-1.000 DN CNHT, muốn vậy phải có hỗ trợ các DN đang hoạt động phát triển, và thúc đẩy các DN thành lập mới để đạt mục tiêu trên. Đặc biệt, để hoàn thành, theo ông Hoàng có 9 nội dung, thứ nhất DN CNHT Thủ đô có được cơ sở, thủ tục đánh giá cho chuẩn, dù là DN siêu nhỏ cũng phải là CNHT.
Thứ hai, đầu ra tưởng kinh tế thị trường cứ để tự nó vận động chứ đầu ra đối với CNHT là rất quan trọng, kết nối cụ thể, thạm chí có chế trài với các DN FDI đầu tư vào Vùng Thủ đô. Thứ ba, vốn nhưng cần xác định rõ để đảm bảo ra sản phẩm cần bao nhiêu tiền, trong đó có vốn nội địa và vốn đầu tư công, ODA. Thứ tư, về đất đai dù không ở trong khu công nghiệp chuyên sâu nhưng vẫn phải được hỗ trợ. Thứ năm, phải đào tạo miễn phí lao động cho DN CNHT. Thứ sáu, hình thành khu CNHT chuyên sâu, vườn ươm DN để tạo ra liên kết nội khối, có DN đầu tàu để các DN khởi nghiệp đi theo. Thứ bảy, đẩy mạnh cho các DN khởi nghiệp, khởi tạo, đó cũng là vệ tinh của những DN đã thành công. Thứ tám, tạo ra các DN đầu tàu, DN đầu tầu nội địa bắt tay với các DN FDI tạo ra sản phẩm thế mạnh. Chẳng hạn, đến năm 2019 sẽ
Thứ chín, thành lập BCĐ CNHT của TP do một lãnh đạo TP là trưởng ban, đồng thường trực là Sở CT và HANSIBA cũng điều hành để chứng nhận cho các DN CNHT, hỗ trợ cho DN lĩnh vực này về vốn, thuế, đất, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng…