Ấn Độ rục rịch đổi tên nước

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội nghị Thượng đỉnh G20 ghi đậm dấu ấn Chính quyền Thủ tướng Naredra Modi cũng như thúc đẩy kế hoạch đổi tên nước.

Sau nhiều tháng chuẩn bị, Ấn Độ đã tổ chức Thượng đỉnh G20 vào ngày 9/9 và 10/9 tại New Delhi, tận dụng mọi điểm dừng để chào đón các nhà lãnh đạo thế giới,  khẳng định vị thế siêu cường đang lên.

Ông Modi phát biểu khai mạc hội nghị với bảng tên ghi “Bharat” thay vì “Ấn Độ”. Nguồn: Nikkei Asia
Ông Modi phát biểu khai mạc hội nghị với bảng tên ghi “Bharat” thay vì “Ấn Độ”. Nguồn: Nikkei Asia

Thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ thúc đẩy việc đổi tên nước sang Bharat bất chấp phản đối của phe đối lập. Bharat là một thuật ngữ tiếng Phạn được tìm thấy trong kinh sách từ khoảng 2.000 năm trước.

Trong thời gian diễn ra hội nghị, thủ đô New Delhi bố trí dày đặc lực lượng an ninh vũ trang và hàng rào cảnh sát để đảm bảo trật tự cho sự kiện lớn nhất của nhóm 20 nước lớn. Không những vậy, khắp đường phố tràn ngập đồ trang trí và bảng quảng cáo sự kiện, hay bảng biểu ủng hộ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Lực lượng vũ trang phong tỏa nhiều khu vực của thủ đô. Ảnh: Nikkei Asia
Lực lượng vũ trang phong tỏa nhiều khu vực của thủ đô. Ảnh: Nikkei Asia
Đường vào Cổng Ấn Độ, New Delhi đã tạm thời đóng cửa để đảm bảo an ninh.  Nguồn: Nikkei Asia
Đường vào Cổng Ấn Độ, New Delhi đã tạm thời đóng cửa để đảm bảo an ninh.  Nguồn: Nikkei Asia

Ngày đầu tiên của thượng đỉnh (9/9)

Lực lượng bán quân sự tuần tra khu phố cổ của New Delhi. Nguồn: Nikkei Asia
Lực lượng bán quân sự tuần tra khu phố cổ của New Delhi. Nguồn: Nikkei Asia

Trước hội nghị thượng đỉnh, một quan chức cảnh sát trả lời phỏng vấn với Nikkei Asia rằng khoảng 130.000 nhân viên an ninh, bao gồm cả lực lượng bán quân sự, đã được triển khai để duy trì trật tự.

Bảng quảng cáo có hình ông Modi và các mục tiêu của G20 được dán khắp trung tâm New Delhi. Ảnh: Nikkei Asia
Bảng quảng cáo có hình ông Modi và các mục tiêu của G20 được dán khắp trung tâm New Delhi. Ảnh: Nikkei Asia
Một chiếc máy bay của Nga nằm trên đường băng tại Sân bay Quốc tế Indira Gandhi, cửa ngõ vào New Delhi. Ảnh: Nikkei Asia
Một chiếc máy bay của Nga nằm trên đường băng tại Sân bay Quốc tế Indira Gandhi, cửa ngõ vào New Delhi. Ảnh: Nikkei Asia

Thượng đỉnh G20 quy tụ nhiều nước công nghiệp hàng đầu và các nền kinh tế mới nổi đang chiếm phần lớn dân số thế giới và kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự kiện năm nay tràn ngập mâu thuẫn, căng thẳng giữa các phe đối lập là Nga, Trung Quốc và phương Tây.

Ông Modi giới thiệu với Tổng thống Mỹ Joe Biden bức tranh tường về bánh xe đền Konark Sun Temple, bang Odisha, Ấn Độ. Ảnh: Nikkei Asia
Ông Modi giới thiệu với Tổng thống Mỹ Joe Biden bức tranh tường về bánh xe đền Konark Sun Temple, bang Odisha, Ấn Độ. Ảnh: Nikkei Asia
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham dự hội nghị thượng đỉnh thay cho Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Nikkei Asia
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham dự hội nghị thượng đỉnh thay cho Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Nikkei Asia
Ông Modi chúc mừng Chủ tịch Liên minh châu Phi Azali Assoumani khi tổ chức này trở thành thành viên thường trực của G20. Nguồn: Nikkei Asia
Ông Modi chúc mừng Chủ tịch Liên minh châu Phi Azali Assoumani khi tổ chức này trở thành thành viên thường trực của G20. Nguồn: Nikkei Asia
Toàn cảnh Thượng đỉnh G20 ngày đầu tiên. Nguồn: Nikkei Asia
Toàn cảnh Thượng đỉnh G20 ngày đầu tiên. Nguồn: Nikkei Asia

Thủ tướng Modi khai mạc phiên làm việc đầu tiên tại thượng đỉnh với chủ đề “Một Trái đất, một gia đình, một tương lai”. Ngay hôm 9/9, các nhà lãnh đạo đã đạt được đồng thuận về một tuyên bố chung, tránh lên án Nga quá mức trong cuộc chiến ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Modi và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva trong lễ ra mắt Liên minh Nhiên liệu Sinh học Toàn cầu. Nguồn: Nikkei Asia.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Modi và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva trong lễ ra mắt Liên minh Nhiên liệu Sinh học Toàn cầu. Nguồn: Nikkei Asia.

Ngày thứ hai của thượng đỉnh (10/9)

Quang cảnh tại đài tưởng niệm Raj Ghat vào ngày 10/9. Nguồn: Nikkei Asia.
Quang cảnh tại đài tưởng niệm Raj Ghat vào ngày 10/9. Nguồn: Nikkei Asia.

Vào ngày thứ hai của thượng đỉnh, Thủ tướng Modi đã cùng các nhà lãnh đạo G20, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden đến khu tưởng niệm Raj Ghat để tưởng  nhớ Mahatma Gandhi, người anh hùng của phong trào độc lập của Ấn Độ.

Ấn Độ rục rịch đổi tên nước - Ảnh 1Thủ tướng Anh Rishi Sunak và phu nhân Akshata Murty thăm Đền Hindu Akshardham ở New Delhi. Ông là nhà lãnh đạo người Anh đầu tiên gốc Ấn Độ. Nguồn: Nikkei Asia
Cảnh sát Ấn Độ canh gác tại rào chắn vào ngày cuối cùng của thượng đỉnh. Ảnh: Nikkei Asia.
Cảnh sát Ấn Độ canh gác tại rào chắn vào ngày cuối cùng của thượng đỉnh. Ảnh: Nikkei Asia.
Ông Biden cùng ông Modi và các nhà lãnh đạo G20 khác đến thăm đài tưởng niệm Raj Ghat. Ảnh: Nikkei Asia
Ông Biden cùng ông Modi và các nhà lãnh đạo G20 khác đến thăm đài tưởng niệm Raj Ghat. Ảnh: Nikkei Asia
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đứng cạnh ông Modi và ông Biden tại Raj Ghat. Nguồn: Nikkei Asia
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đứng cạnh ông Modi và ông Biden tại Raj Ghat. Nguồn: Nikkei Asia
Ông Biden rời Ấn Độ cho chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: Nikkei Asia.
Ông Biden rời Ấn Độ cho chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: Nikkei Asia.