Ấn tượng Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng

Quang Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Cầu quốc thái dân an! Cầu ngư dân thắng lợi! Đó chính là ý nghĩa của Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê năm 2023. Video: Quang Hải

Sáng 10/2, tại khu vực đường biển Nguyễn Tất Thành (thuộc phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê), Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê 2023 diễn ra trong không khí hân hoan của ngư dân miền biển.
Sáng 10/2, tại khu vực đường biển Nguyễn Tất Thành (thuộc phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê), Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê 2023 diễn ra trong không khí hân hoan của ngư dân miền biển.
Lễ hội tổ chức nhằm cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi, đời sống Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội tổ chức nhằm cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; cầu một mùa đánh bắt hải sản thắng lợi, đời sống Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Ông Nguyễn Hữu Công – Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: Lễ hội cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm đặc trưng của cộng đồng cư dân miền biển Trung bộ, Nam Trung bộ Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Công – Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: Lễ hội cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm đặc trưng của cộng đồng cư dân miền biển Trung bộ, Nam Trung bộ Việt Nam.
Lễ hội cầu ngư gắn với truyền thống thờ cúng thần Nam Hải, lấy hình tượng cá Ông – vị thần biển hộ mệnh của ngư dân.
Lễ hội cầu ngư gắn với truyền thống thờ cúng thần Nam Hải, lấy hình tượng cá Ông – vị thần biển hộ mệnh của ngư dân.
"Đối với đời sống cộng đồng miền biển, lễ hội cầu ngư là lễ trọng nhất trong năm, vừa cầu mùa, cầu ngư, tế ngư thần, bày tỏ khát vọng một năm trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang" - ông Nguyễn Hữu Công cho hay.
"Đối với đời sống cộng đồng miền biển, lễ hội cầu ngư là lễ trọng nhất trong năm, vừa cầu mùa, cầu ngư, tế ngư thần, bày tỏ khát vọng một năm trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang" - ông Nguyễn Hữu Công cho hay.
Kết thúc phần múa trình tường, cầu cho ngư dân thắng lợi.
Kết thúc phần múa trình tường, cầu cho ngư dân thắng lợi.
Lãnh đạo các sở ngành và địa phương thắp nhang bái tạ, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân thắng lợi.
Lãnh đạo các sở ngành và địa phương thắp nhang bái tạ, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân thắng lợi.
Ngay sau phần múa trình tường là phần lễ chính của lễ hội cầu ngư.
Ngay sau phần múa trình tường là phần lễ chính của lễ hội cầu ngư.

Ấn tượng Lễ hội Cầu ngư ở Đà Nẵng - Ảnh 1

Các vị bô lão thực hiện nghi thức của lễ chính.
Đội hình hát bả trạo  (“bả” là nắm chắc, “trạo” là mái chèo. Hát bả trạo là hát vững tay chèo theo động tác chèo thuyền) không thể thiếu trong khuôn khổ lễ hội cầu ngư. 
Đội hình hát bả trạo  (“bả” là nắm chắc, “trạo” là mái chèo. Hát bả trạo là hát vững tay chèo theo động tác chèo thuyền) không thể thiếu trong khuôn khổ lễ hội cầu ngư. 
Tại quận Thanh Khê, đời sống người dân gắn liền với nền kinh tế biển lâu đời. Năm 2006, UBND quận Thanh Khê cùng các phường ven biển gồm Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông và Xuân Hà đã nâng tầm tổ chức lễ hội cầu ngư lên cấp quận với quy mô, hình thức và nhiều hoạt động phong phú. Từ đó, Lễ hội cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê được tổ chức hàng năm, trở thành hoạt động văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của bà con ngư dân, là sinh hoạt văn hóa, tinh thần không thể thiếu của quận nhà. Lễ hội cầu ngư tại Đà Nẵng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. 
Tại quận Thanh Khê, đời sống người dân gắn liền với nền kinh tế biển lâu đời. Năm 2006, UBND quận Thanh Khê cùng các phường ven biển gồm Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông và Xuân Hà đã nâng tầm tổ chức lễ hội cầu ngư lên cấp quận với quy mô, hình thức và nhiều hoạt động phong phú. Từ đó, Lễ hội cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê được tổ chức hàng năm, trở thành hoạt động văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của bà con ngư dân, là sinh hoạt văn hóa, tinh thần không thể thiếu của quận nhà. Lễ hội cầu ngư tại Đà Nẵng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. 
Sau 2 năm (2021, 2022) không tổ chức được do dịch Covid-19, Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê 2023 diễn ra quy mô lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-10/2 gồm các nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động hội. Phần hội được tổ chức đan xen nhiều hoạt động truyền thống dân gian của làng chài như đan lưới, đánh cá, ẩm thực hương vị biển, hát bài chòi…
Sau 2 năm (2021, 2022) không tổ chức được do dịch Covid-19, Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê 2023 diễn ra quy mô lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-10/2 gồm các nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động hội. Phần hội được tổ chức đan xen nhiều hoạt động truyền thống dân gian của làng chài như đan lưới, đánh cá, ẩm thực hương vị biển, hát bài chòi…